Thông tư ban hành các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 65/2015/TT-BTC

Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét

Thông tư số 65/2015/TT-BTC ban hành các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét, được bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 và áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 65/2015/TT-BTCHà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015

THÔNG TƯ
BAN HÀNH CÁC CHUẨN MỰC VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ SOÁT XÉT

Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011;

Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này hai (02) chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét, bao gồm:

1. Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2400 - Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ.

2. Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện.

Điều 2. Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và thông tin tài chính theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Đối với các hợp đồng dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và thông tin tài chính được thực hiện trước ngày 01/01/2016 mà đến ngày 01/01/2016 trở đi mới phát hành báo cáo soát xét thì phải áp dụng các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét ban hành theo Thông tư này.

Chuẩn mực kiểm toán số 910 "Công tác soát xét báo cáo tài chính" ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

CHUẨN MỰC VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ SOÁT XÉT
Chuẩn mực số 2400: Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài chính)

I/ QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi áp dụng

01. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn về (xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực này):

(a) Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là "kiểm toán viên") khi thực hiện dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ (sau đây gọi là "báo cáo tài chính") cho đơn vị mà kiểm toán viên không kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị đó;

(b) Hình thức và nội dung của báo cáo soát xét độc lập về báo cáo tài chính của kiểm toán viên (sau đây gọi là "Báo cáo soát xét độc lập" hoặc "Báo cáo soát xét").

Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ

05. Soát xét báo cáo tài chính quá khứ là dịch vụ đảm bảo có giới hạn như được trình bày trong Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo (sau đây gọi là "Khuôn khổ đảm bảo") (xem quy định tại đoạn 10 và các đoạn 14 - 16 của Khuôn khổ đảm bảo và hướng dẫn tại đoạn A6 - A7 Chuẩn mực này).

Cơ sở áp dụng

09. Chuẩn mực này bao gồm mục tiêu của kiểm toán viên trong việc tuân thủ Chuẩn mực, trong đó đưa ra cơ sở của các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để giúp kiểm toán viên hiểu rõ những công việc cần thực hiện trong một hợp đồng dịch vụ soát xét.

II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Mục tiêu

14. Mục tiêu của kiểm toán viên khi thực hiện hợp đồng soát xét báo cáo tài chính quá khứ theo Chuẩn mực này bao gồm:

(a) Đạt được sự đảm bảo có giới hạn, chủ yếu thông qua việc phỏng vấn và thực hiện các thủ tục phân tích, về việc liệu báo cáo tài chính xét trên phương diện tổng thể có còn sai sót trọng yếu hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận về việc liệu có sự kiện nào khiến kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính không được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;

Giải thích thuật ngữ

16. Danh mục thuật ngữ áp dụng trong Chuẩn mực này bao gồm các thuật ngữ được định nghĩa trong Chuẩn mực này và các thuật ngữ trong các chuẩn mực khác, để giúp người đọc hiểu và áp dụng chuẩn mực một cách nhất quán. Ví dụ, thuật ngữ "Ban Giám đốc", "Ban quản trị" sử dụng trong Chuẩn mực này được trình bày trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A11 - A12 Chuẩn mực này).

Yêu cầu

Thực hiện hợp đồng soát xét theo Chuẩn mực này

18. Kiểm toán viên phải hiểu biết về toàn bộ nội dung Chuẩn mực này, kể cả phần hướng dẫn áp dụng, để hiểu rõ các mục tiêu, tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này một cách phù hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A14 Chuẩn mực này).

Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp

21. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập (xem hướng dẫn tại đoạn A15 - A16 Chuẩn mực này).
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp và xét đoán chuyên môn

22. Kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện công việc soát xét báo cáo tài chính với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A17 - A20 Chuẩn mực này).

Kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ

24. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải có năng lực về kỹ năng và kỹ thuật đảm bảo, có năng lực về báo cáo tài chính phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng soát xét (xem hướng dẫn tại đoạn A26 Chuẩn mực này).

Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng soát xét

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng soát xét

29. Trừ khi pháp luật và các quy định có liên quan khác yêu cầu, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán không được chấp nhận hợp đồng soát xét nếu (xem hướng dẫn tại đoạn A34 - A35 Chuẩn mực này):

(a) Kiểm toán viên không tin tưởng rằng:

(i) Mục đích của hợp đồng dịch vụ là hợp lý (xem hướng dẫn tại đoạn A36 Chuẩn mực này); hoặc

Trao đổi với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được soát xét

42. Kiểm toán viên phải trao đổi kịp thời, khi có thể, với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được soát xét, trong phạm vi phù hợp, về các vấn đề liên quan đến hợp đồng soát xét mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên thì các vấn đề đó được Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị đặc biệt quan tâm (xem hướng dẫn tại đoạn A63 - A69 Chuẩn mực này).
Thực hiện hợp đồng soát xét

Mức trọng yếu trong soát xét báo cáo tài chính

43. Kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính, và áp dụng mức trọng yếu này để thiết kế các thủ tục và đánh giá kết quả thu được từ việc thực hiện các thủ tục này (xem hướng dẫn tại đoạn A70 - A73 Chuẩn mực này).

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán

58. Nếu kiểm toán viên nhận thấy có các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính đến ngày lập báo cáo soát xét độc lập cần điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị sửa đổi các sai sót đó.

Giải trình bằng văn bản

61. Kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị cung cấp giải trình bằng văn bản về việc họ đã hoàn thành trách nhiệm theo các điều khoản của hợp đồng soát xét.

Đánh giá bằng chứng đã thu thập được

66. Kiểm toán viên phải đánh giá liệu có thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp từ các thủ tục đã thực hiện hay không, và nếu chưa, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục khác mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể để hình thành kết luận về báo cáo tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A103 Chuẩn mực này).

Hình thành kết luận của kiểm toán viên về báo cáo tài chính

Xem xét khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng liên quan đến báo cáo tài chính

69. Để hình thành kết luận về báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải:

(a) Đánh giá liệu báo cáo tài chính có tham chiếu đến hay mô tả đầy đủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A106 - A107 Chuẩn mực này);

Báo cáo soát xét

86. Báo cáo soát xét phải được lập bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau đây (xem hướng dẫn tại đoạn A118 - A121, A142, A144 và Phụ lục 02 Chuẩn mực này):

(a) Số hiệu và tiêu đề báo cáo: Báo cáo soát xét phải ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo soát xét của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh). Báo cáo soát xét phải có tiêu đề chỉ rõ đó là báo cáo của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán độc lập cho dịch vụ soát xét, ví dụ "Báo cáo soát xét độc lập";

(b) Người nhận báo cáo soát xét, tùy theo từng hợp đồng soát xét;

Tài liệu, hồ sơ soát xét

93. Việc lập tài liệu, hồ sơ cho hợp đồng soát xét là để cung cấp bằng chứng cho thấy công việc soát xét đã được thực hiện phù hợp với Chuẩn mực này cũng như yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, và để ghi chép đầy đủ và thích hợp làm cơ sở đưa ra kết luận trên báo cáo soát xét.

III/ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

Phạm vi áp dụng (hướng dẫn đoạn 01 - 02 Chuẩn mực này)

A1. Trong quá trình thực hiện soát xét báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể phải tuân thủ yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan, mà các yêu cầu đó có thể khác với các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này. Mặc dù kiểm toán viên có thể nhận thấy một số quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này là phù hợp nhưng kiểm toán viên có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ tất cả các yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan.

Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ (hướng dẫn đoạn 05 - 08 và đoạn 14 Chuẩn mực này)

A6. Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính có thể được thực hiện đối với các đơn vị khác nhau về loại hình, quy mô, hoặc mức độ phức tạp trong báo cáo tài chính của họ. Việc soát xét báo cáo tài chính của các loại hình đơn vị cụ thể phải tuân thủ pháp luật, các quy định và các yêu cầu báo cáo đặc thù có liên quan.

Mục tiêu (hướng dẫn đoạn 15 Chuẩn mực này)

A8. Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên phải từ chối đưa ra kết luận về báo cáo tài chính nếu đồng thời:

(a) Kiểm toán viên phát hành báo cáo hoặc bắt buộc phải phát hành báo cáo cho hợp đồng soát xét đó;

Giải thích thuật ngữ (hướng dẫn đoạn 16 Chuẩn mực này)

Sử dụng thuật ngữ "Ban Giám đốc", "Ban quản trị"

A11. Trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị sẽ khác nhau tùy theo pháp luật quy định, theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau và theo quy định của đơn vị. Sự khác biệt này ảnh hưởng đến cách thức mà kiểm toán viên áp dụng các quy định của Chuẩn mực này liên quan đến Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị. Theo đó, cụm từ "Ban Giám đốc" và "Ban quản trị" (trong phạm vi phù hợp) được sử dụng khác nhau trong Chuẩn mực này, nhằm mục đích nhắc nhở kiểm toán viên là mỗi doanh nghiệp khác nhau có thể có cơ cấu tổ chức khác nhau về Ban Giám đốc và Ban quản trị.

Thực hiện hợp đồng soát xét tuân thủ Chuẩn mực này (hướng dẫn đoạn 18 Chuẩn mực này)

A14. Chuẩn mực này không thay thế pháp luật và các quy định liên quan đến việc soát xét báo cáo tài chính. Trường hợp pháp luật và các quy định có các yêu cầu khác với yêu cầu của Chuẩn mực này mà việc soát xét chỉ được thực hiện theo yêu cầu của pháp luật và các quy định thì sẽ không được coi là tuân thủ Chuẩn mực này.

Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp (hướng dẫn đoạn 21 Chuẩn mực này)

A15. Phần A của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà kiểm toán viên phải tuân thủ, đồng thời đưa ra khuôn khổ áp dụng các nguyên tắc đó. Các nguyên tắc đạo đức cơ bản bao gồm:

(a) Tính chính trực;

(b) Tính khách quan;

Thái độ hoài nghi nghề nghiệp và xét đoán chuyên môn

Kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ

Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng soát xét

Trao đổi với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được soát xét (hướng dẫn đoạn 42 Chuẩn mực này)

A63. Trong quá trình soát xét, kiểm toán viên thực hiện trao đổi với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị theo hình thức sau:

(a) Phỏng vấn trong quá trình thực hiện các thủ tục soát xét;

(b) Các hình thức khác để trao đổi một cách hiệu quả về các vấn đề phát sinh và phát triển công việc liên quan tới hợp đồng.

Thực hiện hợp đồng soát xét

Giải trình bằng văn bản (hướng dẫn đoạn 61 - 63 Chuẩn mực này)

A100. Giải trình bằng văn bản là một nguồn bằng chứng quan trọng của dịch vụ soát xét. Nếu Ban Giám đốc sửa đổi hoặc không cung cấp các giải trình bằng văn bản theo yêu cầu của kiểm toán viên thì kiểm toán viên cần lưu ý tới khả năng tồn tại một hoặc nhiều vấn đề quan trọng. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, yêu cầu cung cấp giải trình bằng văn bản thay cho giải trình bằng lời có thể khiến Ban Giám đốc xem xét các vấn đề đó một cách nghiêm túc hơn và do đó sẽ nâng cao được chất lượng của các giải trình.

Đánh giá bằng chứng đã thu thập được (hướng dẫn đoạn 66 - 68 Chuẩn mực này)

A103. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể không thu thập được các bằng chứng như đã kỳ vọng thông qua việc thiết kế các thủ tục phỏng vấn, phân tích và các thủ tục đối với hoàn cảnh cụ thể ban đầu.

Hình thành kết luận của kiểm toán viên về báo cáo tài chính

Báo cáo soát xét (hướng dẫn đoạn 86 - 92 Chuẩn mực này)

A118. Báo cáo soát xét bằng văn bản bao gồm báo cáo phát hành dưới dạng in ra giấy và bằng phương tiện điện tử (nếu có).

Tài liệu, hồ sơ soát xét

Lưu trữ kịp thời tài liệu, hồ sơ soát xét (hướng dẫn đoạn 93 Chuẩn mực này)

A145. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để hoàn thành việc hoàn thiện hồ sơ soát xét kịp thời. Thời hạn phù hợp để hoàn thiện hồ sơ soát xét chính thức thường không quá 60 ngày kể từ ngày lập báo cáo soát xét độc lập. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 cũng yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng chính sách và thủ tục cho việc lưu trữ tài liệu, hồ sơ soát xét. Thời hạn lưu trữ hồ sơ soát xét tối thiểu là 10 năm kể từ ngày lập báo cáo soát xét độc lập, ngoại trừ quy định pháp luật yêu cầu phải lưu trữ dài hơn.

Đánh giá bài viết
1 336
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo