Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước

Tải về

Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước

Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, quy định nội dung kỹ thuật, sản phẩm của việc lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước; lập quy hoạch tài nguyên nước đối với: lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thông tư 34/2015/TT-BNNPTNT sửa đổi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật dầu khí

Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu số 38/2015/NĐ-CP

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 42/2015/TT-BTNMTHà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước.

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nội dung kỹ thuật, sản phẩm của việc lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước; lập quy hoạch tài nguyên nước đối với:

1. Lưu vực sông liên tỉnh.

2. Nguồn nước liên tỉnh.

3. Tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước và lập quy hoạch tài nguyên nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xác định chức năng nguồn nước là việc xác định những mục đích sử dụng nước dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước đối với từng đoạn sông, từng tầng chứa nước hay cả nguồn nước trong kỳ quy hoạch.

2. Lượng nước có thể phân bổ là lượng nước được dùng để phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước.

3. Điểm phân bổ là vị trí trên nguồn nước mà tại đó lượng nước được xác định và kiểm soát trong quá trình phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước.

4. Công trình phát triển tài nguyên nước là công trình gia tăng lượng nước có thể sử dụng.

5. Miền cấp nước dưới đất là phần diện tích bề mặt của tầng chứa nước được nước mưa, nước mặt cung cấp trực tiếp.

Điều 4. Tính thứ bậc của quy hoạch tài nguyên nước

1. Quy hoạch tài nguyên nước theo thứ bậc như sau:

a) Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước;

b) Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;

c) Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Quy hoạch tài nguyên nước có thứ bậc thấp phải phù hợp với các quy hoạch tài nguyên nước có thứ bậc cao hơn đã được phê duyệt.

3. Quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước do bộ, ngành, địa phương lập phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.

Điều 5. Mục tiêu quy hoạch tài nguyên nước

1. Bảo đảm công bằng và hợp lý giữa các vùng, nhóm đối tượng sử dụng nước; giữa các khu vực hành chính; giữa thượng nguồn và hạ nguồn.

2. Ưu tiên nguồn nước bảo đảm phát triển mang tính chiến lược, ổn định an sinh xã hội và các thỏa thuận quốc tế.

3. Cân bằng giữa lượng nước có thể khai thác và nhu cầu sử dụng nước có xét đến sự biến động tự nhiên của nguồn nước nhằm tránh tình trạng thiếu nước thường xuyên hoặc không lường trước.

4. Bảo vệ các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, các chức năng quan trọng của nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt.

5. Phòng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

6. Nâng cao sử dụng hiệu quả nguồn nước hiện có.

Điều 6. Yêu cầu đối với tài liệu sử dụng trong quy hoạch tài nguyên nước

1. Phải có nguồn gốc rõ ràng, do cơ quan có thẩm quyền công bố, cung cấp.

2. Phải bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ từ việc lập nhiệm vụ quy hoạch và giữa các nội dung quy hoạch khác nhau trong quy hoạch tài nguyên nước.

3. Mức độ chi tiết của các tài liệu phục vụ quy hoạch tài nguyên nước được quy định tại Phụ lục 01 Thông tư này.

Chương II.

LẬP NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 7. Đánh giá tổng quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội

1. Tổng quát đặc điểm tự nhiên vùng lập nhiệm vụ quy hoạch bao gồm các nội dung:

a) Vị trí địa lý, ranh giới, chiều dài đường biên giới, đường bờ biển (nếu có);

b) Tổng diện tích tự nhiên, tỷ lệ phân bố các dạng địa hình, độ cao trung bình; hướng dốc địa hình;

c) Các thành tạo địa chất chủ yếu;

d) Diện tích và tỷ lệ các loại rừng;

đ) Đặc điểm khí hậu, khí tượng;

e) Các danh thắng, khu du lịch, khu bảo tồn, di sản thiên nhiên.

2. Tổng quát đặc điểm kinh tế-xã hội bao gồm các nội dung:

a) Các đơn vị hành chính và diện tích hành chính các tỉnh, huyện trong vùng lập nhiệm vụ quy hoạch;

b) Tổng dân số, phân loại dân số, mật độ dân số, tốc độ phát triển dân số;

c) Các vùng đặc biệt khó khăn, các vùng chính sách, vùng căn cứ cách mạng;

d) Các ngành kinh tế chủ yếu và tỷ trọng đóng góp cho GDP, cho ngân sách của tỉnh, Trung ương.

đ) Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất;

e) Cơ cấu cây trồng, vật nuôi;

g) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 8. Đánh giá tổng quát hiện trạng tài nguyên nước

1. Mô tả sơ bộ hệ thống sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, các tầng chứa nước:

a) Vị trí đầu nguồn, cuối nguồn, chiều dài các sông, suối, kênh, rạch chủ yếu, các đơn vị hành chính nguồn nước chảy qua;

b) Vị trí địa lý, diện tích hồ, đầm, phá;

c) Diện phân bố, chiều sâu, bề dày của các tầng chứa nước chủ yếu.

2. Đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt:

a) Tổng lượng nước trung bình năm tại các vị trí quan trắc cố định trong vùng lập nhiệm vụ quy hoạch;

b) Phân phối dòng chảy trung bình tháng;

c) Biến đổi dòng chảy năm trong nhiều năm;

d) Tổng dung tích hồ, đầm, phá;

đ) Đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, phá chủ yếu trong vùng lập nhiệm vụ quy hoạch.

3. Đánh giá sơ bộ hiện trạng trữ lượng và chất lượng nước các tầng chứa nước chủ yếu trong vùng lập nhiệm vụ quy hoạch.

Đánh giá bài viết
1 316
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm