Thông tư 320/2016/TT-BTC chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo

Thông tư 320/2016/TT-BTC - Chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo

Ngày 14/12/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 320/2016/TT-BTC về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo đó: Bồi dưỡng 100.000 đồng/1 ngày/1 người nếu chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề. Thông tư 320/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.

Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Thông tư 02/2016/TT-BTP Quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự

Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 320/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 25 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được quy định tại Điều 20 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2014/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc theo quy định đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.

2. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế đối với các đối tượng khác quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.

Trường hợp các đối tượng này khi tham gia tiếp công dân xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Mức chi

1. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/1 ngày/1 người.

Đối với cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang hưởng chế độ phụ cấp theo nghề được bồi dưỡng 120.000 đồng/1 ngày/1 người.

2. Các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP được bồi dưỡng 50.000 đồng/1 ngày/1 người.

Điều 5. Nguồn kinh phí chi trả

1. Nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, gồm:

a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành;

b) Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Các nguồn kinh phí khác (nếu có).

2. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm chi trả.

3. Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP do cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.

Điều 6. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí

Việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán số kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung đặc thù như sau:

1. Đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP:

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quy định tại Điều 20 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm quy định cụ thể (bằng văn bản) danh sách các đối tượng được giao làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân để làm căn cứ thực hiện chi trả.

2. Đối với các đối tượng khác:

Cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có trách nhiệm mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung và số ngày tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; nội dung và số ngày xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Hàng tháng, lập bảng kê chi tiết số ngày thực tế các đối tượng được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; những người chuyên trách làm công tác xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để làm căn cứ chi trả.

3. Khoản tiền bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thanh toán cùng tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Mức chi quy định tại Điều 4 Thông tư là mức chi tối đa làm căn cứ để các Bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quy định mức chi cụ thể để thực hiện chi tiêu cho phù hợp nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Điều 4 Thông tư này trong phạm vi dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.

2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nội dung, mức chi cụ thể cho phù hợp nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp cần thiết do yêu cầu công việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi cao hơn nhưng không vượt quá 20% mức chi quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh quyết định mức chi bồi dưỡng nhưng không vượt quá mức chi tối đa được quy định tại Điều 4 Thông tư này, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao.

Đánh giá bài viết
1 358
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo