Thông tư 12/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 09/2017/TT-BCT và Thông tư 10/2017/TT-BCT

Thông tư 12/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư 09/2017/TT-BCT ngày 13/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và một số quy trình kiểm định ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BCT ngày 26/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

03 trường hợp kiểm định bất thường đối với thiết bị chiếu sáng phòng nổ

Ngày 18/6/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 12/2020/TT-BCT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và một số quy trình kiểm định ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BCT ngày 26/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Theo đó, phải tiến hành kiểm định bất thường đối với thiết bị chiếu sáng phòng nổ trong các trường hợp: sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị; thiết bị chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên; theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trước đây chỉ tiến hành kiểm định bất thường nếu thực hiện sửa chữa lớn có thay đổi các kết cấu phòng nổ và mạch điện mà tính năng phòng nổ phụ thuộc.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng bổ sung việc kiểm tra các phần tử đầu nối và đấu nối của thiết bị vào Bước 3: Kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị khi tiến hành kiểm định. Mặt khác, Bộ cũng quy định cụ thể các bước kiểm định bất thường. Cụ thể, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì phải tiến hành kiểm tra hồ sơ thiết kế, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo; đối với trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt thì phải kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt các thiết bị.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 02/8/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực một phần Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Thông tư 10/2017/TT-BCT ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

B CÔNG THƯƠNG

__________

Số: 12/2020/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2020

THÔNG TƯ 
Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và một số quy trình kiểm định ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

___________________

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và một số quy trình kiểm định ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

1. Khoản 5, khoản 7 Điều 3 được sửa đổi như sau:

“5. Đối tượng kiểm định nhóm E (nhóm E) là cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và giàn chống tự hành (cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực) sử dụng trong khai thác hầm lò.”

“7. Đối tượng kiểm định nhóm H (nhóm H) là thiết bị điện phòng nổ được sử dụng trong môi trường có nguy cơ cháy, nổ.”

2. Điểm c, khoản 2 Điều 4 được sửa đổi như sau:

“c) Đối với nhóm E

- Hệ thống tạo áp suất thử nghiệm van, cột chống thủy lực và đường ống áp lực;

- Thiết bị duy trì áp suất thử cột chống thủy lực;

- Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực;

- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

- Áp kế kiểm tra các loại;

Không yêu cầu thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn đối với tổ chức kiểm định chỉ thực hiện kiểm định cột chống thủy lực.”

3. Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi như sau:

“4. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định, kiểm định viên nêu tại Điều 4 và Điều 7 của Thông tư này chỉ được sử dụng để làm điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với một Tổ chức kiểm định.”

4. Khoản 6 Điều 17 được bổ sung như sau:

“6. Gửi thông báo bằng văn bản về Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi kiểm định viên, người phụ trách hoạt động kiểm định được sử dụng làm điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện của Tổ chức kiểm định.”

5. Bãi bỏ các nội dung sau:

a) Bãi bỏ các thiết bị sau tại điểm đ, khoản 2 Điều 4:

“- Thiết bị thử áp lực nổ và lan truyền sự cháy;

- Thiết bị thử nghiệm mạch an toàn tia lửa;

- Thiết bị thử nghiệm sốc nhiệt.”

b) Bãi bỏ điểm b, khoản 1 Điều 12.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BCT ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

1. QTKĐ 09-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ như sau:

a) Mục 3 được bổ sung như sau:

“- QCVN 03:2017/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vì chống thủy lực sử dụng trong mỏ than hầm lò”.

b) Điểm a Mục 5.1 được sửa đổi như sau:

“a) Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng”.

c) Điểm a Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“a) Cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực đang sử dụng trong mỏ hầm lò thực hiện kiểm định 01 lần/01 năm. Trường hợp cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực đang chống lò không thể đưa ra ngoài kiểm định được thì sau khi kết thúc chống phải đưa ra ngoài kiểm định.”

d) Mục 6 được sửa đổi như sau:

“6. Tổ chức thực hiện,

Việc thực hiện công tác kiểm định cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực do kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên thực hiện.

6.1. Đối với cơ sở sử dụng thiết bị

- Thực hiện kiểm định đúng thời hạn quy định.

- Cung cấp các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến thiết bị được kiểm định.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để kiểm định kỹ thuật an toàn như tải trọng, người phục vụ, công nhân vận hành, điện, vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và các biện pháp an toàn cần thiết như biển báo, tín hiệu, người cảnh giới.

- Cử người đại diện chứng kiến, phối hợp khi tiến hành kiểm định.

6.2. Đối với Tổ chức kiểm định

- Kiểm định theo đề nghị của cơ sở sử dụng. Trường hợp không thực hiện được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do với cơ sở.

- Tiến hành kiểm định phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động có liên quan.

- Căn cứ vào thiết bị cụ thể, tiến hành kiểm định đối tượng phù hợp, theo các bước quy định của quy trình này để đảm bảo có kết luận chính xác về tình trạng thiết bị.

- Khi thấy cần thiết phải sử dụng các thiết bị kiểm tra ngoài các thiết bị kiểm định thông thường, cần phải thoả thuận với cơ sở về các phát sinh để tiến hành.

- Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện có nguy cơ dẫn đến sự cố thì phải kiến nghị cơ sở có biện pháp khắc phục. Sau khi cơ sở khắc phục xong thì tiếp tục tiến hành kiểm định.

Lập biên bản kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo quy định.”

đ) Thay thế cụm từ “cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng “cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” tại Mục 9.

e) Sửa đổi cụm từ “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu” bằng “10.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng”; sửa đổi cụm từ “10.2.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” bằng “10.2.5. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định” và sửa đổi cụm từ “10.2.4. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng: “10.2.6. Quy định về an toàn khi tiến hành kiểm định” tại Mục 10.

g) Mục 10.4.1 được sửa đổi như sau:

“10.4.1. Lập biên bản kiểm định đối với cột chống thủy lực theo mẫu Phụ lục 1 của Quy trình này, biên bản kiểm định vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực theo mẫu Phụ lục 2 của Quy trình này .

h) Bãi bỏ nội dung quy định về số lượng tại Bảng 1 Mục 7.

i) Thay thế cụm từ “cột chống thủy lực đơn” bằng: “cột chống thủy lực” tại Phụ lục 1.

k) Thay thế cụm từ “giá khung di động và dàn chống tự hành” bằng: “vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực” tại Phụ lục 2.

2. QTKĐ 10-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tời, trục tải có tải trọng từ 10.000N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò được sửa đổi, bãi bỏ như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “có đường kính tang tời < 0,6 m” bằng “có đường kính tang tời ≤ 0,6 m” tại Mục 1.

b) Sửa đổi cụm từ “≤ Vmax x 6 (mm)” thành “≤ Vmax x 6 (s)” tại số thứ tự 5 mục “C. Thử tải” tại Phụ lục 3.

c) Bãi bỏ hạng mục kiểm tra “Mômen hãm” tại số thứ tự 11 mục “B. Kiểm tra bên ngoài, thử không tải” tại Phụ lục 3.

3. QTKĐ 11-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy biến áp phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bổ sung số thứ tự 15 Mục 3 “QCVN 03:2019/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với trạm biến áp phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò”.

b) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

c) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy biến áp phòng nổ.

- Máy biến áp phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

d) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:

“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng (nếu có).

- Kiểm tra momen xoắn của các cọc đấu dây.”

đ) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

e) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp biến áp phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi máy biến áp phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

g) Thay thế Phụ lục đính kèm QTKĐ 11-2017/BCT bằng Phụ lục đính kèm Thông tư này.

4. QTKĐ 12-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động động cơ điện phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của động cơ điện phòng nổ.

- Động cơ điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 2 Mục 9.1:

“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng (nếu có).”

d) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

đ) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp động cơ điện phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi động cơ điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

e) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

5. QTKĐ 13-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ;

- Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên;

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.1:

“- Kiểm tra phần tử xuyên sáng.”

d) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

đ) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiêm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm tra hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

e) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

6. QTKĐ 14-2017ZBCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị điều khiển phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điều khiển phòng nổ.

- Thiết bị điều khiển phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

b) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

c) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị điều khiển phòng nổ.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị;

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi thiết bị điều khiển phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

7. QTKĐ 15-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy phát điện phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy phát điện phòng nổ.

- Máy phát điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy phát điện phòng nổ.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi máy phát điện phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

đ) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

8. QTKĐ 16-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cáp điện sử dụng trong môi trường có khí cháy và bụi nổ (cáp điện phòng nổ) được sửa đổi như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

c) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

9. QTKĐ 17-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị chiếu sáng phòng nổ được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi vị trí lắp đặt có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị chiếu sáng phòng nổ.

- Thiết bị chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên.

Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Bổ sung các nội dung sau vào Bước 3 Mục 9.2:

“- Kiểm tra các phần tử đấu nối và đấu nối của thiết bị.”

d) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thiết bị chiếu sáng phòng nổ.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt:

+ Kiểm hồ sơ lắp đặt và thực tế lắp đặt thiết bị.

+ Thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.

- Trường hợp sau khi thiết bị chiếu sáng phòng nổ không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn và thực hiện các bước kiểm định như quy định tại Mục 9.1.”

đ) Sưa đổi cụm từ “4, Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

10. QTKĐ 18-2017/BCT - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy nổ mìn điện được sửa đổi như sau:

a) Sửa đổi cụm từ “Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng” bằng “Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng” tại mục 4.3 và mục 9.1.

b) Mục 5.3 được sửa đổi như sau:

“5.3 Kiểm định bất thường

Kiểm định bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của máy nổ mìn điện.

- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

c) Mục 9.3 được sửa đổi như sau:

“9.3. Kiểm định bất thường

Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy nổ mìn điện.

+ Thực hiện các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại Mục 9.1.

Trường hợp sửa chữa làm ảnh hưởng đến kết cấu an toàn phòng nổ của thiết bị cần thực hiện các bước kiểm tra, thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Nếu các nội dung thử nghiệm liên quan đến các thiết bị nằm ngoài yêu cầu thiết bị tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư số 09/2017/TT-BCT và tổ chức kiểm định không có các thiết bị thử nghiệm để thực hiện các nội dung này, việc kiểm tra, thử nghiệm phải được tiến hành ở các tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định.”

d) Sửa đổi cụm từ “4. Kết luận chung và kiến nghị” bằng “IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ” tại Phụ lục.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Lãnh đạo Bộ Công Thương;

- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;

- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiệm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - VPCP;

- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;

- Công báo;

- Lưu: VT, PC, ATMT.

KT. B TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Hoàng Quốc Vượng

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020)

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG MÁY BIN ÁP PHÒNG NỔ

(Cơ quan quản lý cấp trên)

(Tên tổ chức KĐ)

_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

..., ngày ... tháng ... năm ...

BIÊN BẢN
KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG MÁY BIẾN ÁP PHÒNG NỔ

Số:......................

Chúng tôi gồm:

1. …............................................. Số hiệu kiểm định viên:.....................................................

2. ……………………………………Số hiệu kiểm định viên:...........................................

Thuộc:...............................................................................................................................

Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện của tổ chức kiểm định:.....................................................

Đã tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thiết bị:.....................................................

Đơn vị sử dụng:.................................................................................................................

Địa chỉ (trụ sở chính):..........................................................................................................

Địa chỉ (vị trí) lắp đặt:..........................................................................................................

Quy trình kiểm định áp dụng:..............................................................................................

Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:

1. ……………………………………… Chức vụ: ……………………………………………..

2. ……………………………………… Chức vụ: ……………………………………..

I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÁY BIẾN ÁP PHÒNG NỔ

- Loại, mã hiệu: .......

- Số chế tạo:

- Năm chế tạo:

- Nhà chế tạo: .........

Công suất (kVA) ......................

Điện áp (kV) ...........................

Dòng điện (A) .........................

Dạng bảo vệ nổ .......................

Ngày kiểm định gần nhất: ………………………………………………..

II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

+ Lần đầu: □+ Định kỳ: □+ Bất thường: □

Lý do kiểm định bất thường: ................................................................

III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH

1. Kiểm tra hồ sơ:

- Nhận xét:.......................................................................................

- Đánh giá kết quả: Đạt: □ Không đạt: □

2. Kiểm tra trực quan:

TTHạng mụcYêu cầuKiểm traKết quả
1Tình trạng bên ngoàiNguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận
2Bu lông bắt chặtĐầy đủ, có các bộ phận chống tự nới lỏng, có vòng chống tháo (trừ M24 trở lên)
3Ống luồn cáp lựcVòng đệm kín khít
4Ống luồn cáp điều khiểnVòng đệm kín khít
5Cơ cấu liên độngChắc chắn, tin cậy
6Bu lông tiếp địaCó đủ

- Nhận xét..... .....................................................................................................................

3. Kiểm tra thông số kỹ thuật

TTHạng mụcYêu cầuKiểm traKết quả
IThân máy biến áp
1Mối ghép nắp khoang chuyển đổi
1.1Chiều rộng nhỏ nhất của mối ghép (mm)
1.2Khe hở lớn nhất của mối ghép (mm)
1.3Chiều rộng nhỏ nhất từ trong tới lỗ bulông (mm)
II

Tủ điều khiển cao áp                     Kiểu: …………………

Dạng bảo vệ nổ: ………………………..

Đặc trưng kỹ thuật:...................... số sản xuất: .................

1Mối ghép nắp hộp đấu cáp
1.1Chiều rộng nhỏ nhất mối ghép (mm)
1.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
1.3Chiều rộng nhỏ nhất từ trong đến lỗ bu lông (mm)
2Mối ghép nắp mở nhanh
2.1Chiều rộng nhỏ nhất mối ghép (mm)
2.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
3Mối ghép sứ xuyên mạch lực
3.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
3.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
4Mối ghép sứ xuyên mạch điều khiển
4.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
4.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
5Mối ghép phần tử xuyên sáng
5.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
5.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
6Mối ghép nút bấm
6.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
6.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
7Mối ghép phễu cáp đầu vào
7.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
7.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
7.3Chiều rộng nhỏ nhất từ trong đến lỗ bu lông (mm)
8Mối ghép tay dao đóng cắt
8.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
8.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
9Mômen xoắn cọc đấu dây (N.m)
9.1Cọc đấu dây mạch lực
9.2Cọc đấu dây mạch điều khiển
10Vòng đệm làm kín cáp đầu vào
10.1Chiều rộng vòng đệm (mm)
10.2Đường kính trong (mm)
11Vòng đệm làm kín cáp điều khiển
11.1Chiều rộng vòng đệm (mm)
11.2Đường kính trong (mm)
12Khe hở nhỏ nhất giữa hai phần mang điện (mm)
13Khe hở nhỏ nhất giữa phần mang điện với vỏ (mm)
14Khoảng cách rò giữa phần mang điện với vỏ (mm)
III

Tủ điều khiển Hạ áp                            Kiểu: ……………..

Dạng bảo vệ nổ: ………………………….

Đặc trưng kỹ thuật:............................ số sản xuất: ……………………..

1Mối ghép nắp hộp đấu cáp
1.1Chiều rộng nhỏ nhất mối ghép (mm)
1.2Khe hở lởn nhất mối ghép (mm)
1.3Chiều rộng nhỏ nhất từ trong đến lỗ bu lông (mm)
2Mối ghép sứ xuyên mạch lực
2.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
2.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
3Mối ghép cọc đấu cáp với sứ xuyên
3.1Chiều dài nhỏ nhất của mối ghép (mm)
3.2Khe hở lớn nhất của mối ghép (mm)
4Mối ghép sứ xuyên mạch điều khiển
4.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
4.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
5Mối ghép phần tử xuyên sáng
5.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
5.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
6.Mối ghép nút bấm
6.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
6.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
7Mối ghép nắp mở nhanh
7.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
7.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
8Mối ghép công tắc
8.1Chiều dài nhỏ nhất mối ghép (mm)
8.2Khe hở lớn nhất mối ghép (mm)
9Mômen xoắn cọc đấu dây (N.m)
9.1Cọc đấu dây mạch lực
9.2Cọc dây mạch điều khiển
10Vòng đệm làm kín cáp đầu vào
10.1Chiều rộng vòng đệm (mm)
10.2Đường kính trong (mm)
11Vòng đệm làm kín cáp điều khiển
11.1Chiều rộng vòng đệm (mm)
11.2Đường kính trong (mm)
12Khe hở nhỏ nhất giữa hai phần mang điện (mm)
13Khe hở nhỏ nhất giữa phần mang điện với vỏ (mm)
14Khoảng cách rò giữa phần mang điện với vỏ (mm)
IIIThử chịu va đập (Jun)
1Phần tử xuyên sáng không có bảo vệ
2Phần tử xuyên sáng có vỏ bảo vệ (vỏ bảo vệ không thử nghiệm)
IVKiểm tra thiết bị điều khiển, bảo vệ
1Kiểm tra tính năng an toàn theo dạng bảo vệ của thiết bị
2Kiểm tra sự làm việc tin cậy của thiết bị
VKiểm tra thiết bị bảo vệ khí CH4, CO (nếu có)
1Kiểm tra sự làm việc chính xác, tin cậy của thiết bị
2Kiểm tra tín hiệu báo động của thiết bị khi nồng độ khí vượt ngưỡng cho phép

Ghi chú: Các hạng mục thực hiện trên có thể thay đổi tùy theo các thiết bị được kiểm định cụ thể.

- Nhận xét:.........................................................................................................................

IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

- Thiết bị được kiểm định có kết quả: Đạt: □ Không đạt: □

- Đã được dán tem kiểm định số:........................................................................................

- Kiến nghị điều kiện sử dụng an toàn:.................................................................................

- Kiến nghị khác:.................................................................................................................

V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH TIẾP THEO

- Thời gian kiểm định tiếp theo:...........................................................................................

Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.

CHỦ CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

KIỂM ĐỊNH VIÊN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Mời các bạn sử dụng file Tải về để xem chi tiết phụ lục thông tư 12 2020 BCT.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Lao động được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngNgười ký:Hoàng Quốc Vượng
Số hiệu:12/2020/TT-BCTLĩnh vực:Lao động - Tiền lương
Ngày ban hành:18/06/2020Ngày hiệu lực:02/08/2020
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 126
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi