Sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông 2024 phạt bao nhiêu?
Trong cuộc sống thực tế thì việc có "ô dù" là một điều rất tốt tuy nhiên khi tham gia giao thông mà sử dụng ô (dù) thì không hề tốt chút nào.
Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc mức phạt lỗi Sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Phạt lỗi sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông thế nào?
1. Sử dụng ô dù khi tham gia giao thông phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc sử dụng ô dù khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật giao thông và được chia ra làm 2 trường hợp:
- Người điều khiển xe sử dụng ô dù;
- Người được chở sử dụng ô dù.
Đối với hành vi sử dụng ô dù khi tham gia giao thông nếu gặp sự cố bất ngờ rất khó xử lý và dễ gây ra tai nạn giao thông hơn so với bình thường.
Do mức độ, tính chất nguy hiểm của 2 trường hợp này sẽ khác nhau nên mức tiền phạt được quy định cũng khác nhau.
Đối với trường hợp người được chở sử dụng ô dù là hành vi cực kỳ phổ biến đối với giao thông ở Việt Nam, tuy nhiên so với việc người điều khiển xe sử dụng ô dù thì mức độ, tính chất nguy hiểm không bằng. Vì nếu người điều khiển xe sử dụng ô dù thì ngoài việc lái xe còn phải phân tâm để cầm ô, tay lái sẽ không vững, cực kỳ dễ gây tai nạn. Nhưng dù sao, đối với cả hai hành vi này đều rất nguy hiểm không chỉ cho chính người điều khiển xe mà còn cho cả những người xung quanh.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cụ thể đối với lỗi sử dụng ô dù như sau:
Đối với xe máy
Hành vi | Mức phạt | Người chịu phạt |
Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) | 100.000 đồng đến 200.000 đồng | Người điều khiển xe |
Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù) | 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng | |
Người được chở sử dụng ô (dù) | 100.000 đồng đến 200.000 đồng | Người được chở |
Đối với xe đạp, xe đạp điện
Hành vi | Mức phạt | Người chịu phạt |
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) | 80.000 đồng đến 100.000 đồng | Người điều khiển xe |
Người được chở sử dụng ô, dù | Người được chở |
2. Có được nộp phạt tại chỗ với lỗi sử dụng ô dù không?
Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trừ trường hợp: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản (ví dụ nhờ camera để phạt nguội...)
=> Các lỗi vi phạm giao thông có mức phạt tiền dưới 250.000 đồng và không thuộc trường hợp được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì người vi phạm được phép nộp phạt tại chỗ cho đồng chí xử phạt mình.
=> Các lỗi sử dụng ô dù nếu có mức phạt tiền (theo mục 1 bài này) dưới 250.000 đồng thì được nộp phạt tại chỗ
3. Cách tính tiền phạt lỗi sử dụng ô dù khi tham gia giao thông
Theo quy định tại điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì :
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
=> Nếu lỗi sử dụng ô dù của bạn có khung tiền phạt là 100.000 đồng đến 200.000 đồng thì mức phạt tiền của bạn được tính là 150.000 đồng
Nếu có các tình tiết giảm nhẹ (ví dụ: Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính) thì được giảm nhưng không dưới 100.000 đồng, nếu có các tình tiết tăng nặng (ví dụ: Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ) thì bị tăng nhưng không vượt quá 200.000 đồng.
4. Sử dụng ô dù khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu?
Theo Nghị định 100, sử dụng ô khi đi xe máy tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin liên quan Lỗi sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông. Việc sử dụng ô là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ đồng thời là hành vi nguy hiểm rất dễ gây ra mất an toàn giao thông. Vì vậy quy định về xử phạt này cần được tuyên truyền để mọi người cùng hiểu biết và loại bỏ thói quen dùng ô phổ biến ở Việt Nam khi điều khiển xe tham gia giao thông.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Cô bé bướng bỉnhThích · Phản hồi · 0 · 22/06/22
- Lê Anh DũngThích · Phản hồi · 0 · 22/06/22
- Minh NguyễnThích · Phản hồi · 0 · 22/06/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Hành chính
Kiêm nhiệm là gì? Chuyên trách là gì?
Chế độ chính sách đối với lực lượng Công an xã 2024
Chế độ sinh con thứ 3, thứ 4 năm 2024
Thay đổi đèn led chính của pha xe máy có bị phạt không?
Chế độ đối với quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Lỗi che biển số ô tô 2024 phạt bao nhiêu tiền?