Những trường hợp không bị giữ ô tô khi xảy ra tai nạn

Những trường hợp không bị giữ ô tô khi xảy ra tai nạn. Khi người điều khiển ô tô gây ra hoặc là bên bị hại trong các vụ tai nạn, xe thường bị giữ để điều tra nguyên nhân, xác định các vấn đề về bồi thường,... Tuy nhiên trong trường hợp nào xe ô tô được tiếp tục tham gia giao thông mà không bị tạm giữ? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Những trường hợp không bị giữ ô tô khi xảy ra tai nạn

Những trường hợp không bị giữ ôtô khi xảy ra tai nạn

Trong các vụ tai nạn, việc giữ xe ô tô để điều tra hay còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn, mức độ hòa giải của các bên va chạm:

  • Nếu xét thấy các bên có thể thỏa thuận không truy cứu trách nhiệm hay vụ tai nạn không quá nghiêm trọng, CSGT có thể không tiến hành thu giữ phương tiện.
  • Nếu vụ tai nạn nghiêm trọng hoặc các bên không thể tự thỏa thuận, hòa giải với nhau thì CSGT sẽ tiến hành giữ xe để điều tra nguyên nhân, xác định lỗi và truy cứu trách nhiệm của mỗi bên.

Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây thì xe ô tô mặc nhiên không bị tạm giữ khi xảy ra tai nạn:

  • Người điều khiển phương tiện là người nước ngoài có thân phận ngoại giao đang trên đường làm nhiệm vụ.
  • Các vụ tai nạn liên quan đến cán bộ cấp cao của nhà nước, của Đảng, ...Trong trường hợp này, nếu phương tiện vẫn đủ điều kiện tham gia giao thông thì CSGT sẽ lập biên bản, người điều khiển ký xác nhận, ấn định thời gian giải quyết rồi sẽ xe được phép đi tiếp. Còn trong trường hợp phương tiện không đủ điều kiện tham gia giao thông, CSGT sẽ giải quyết cho cán bộ đến địa điểm an toàn hoặc đến nơi cần thiết theo yêu cầu. Đối với trường hợp cán bộ trực tiếp điều khiển phương tiện, CSGT cũng sẽ tiến hành lập biên bản, cán bộ ký xác nhận, ấn định thời gian giải quyết rồi sẽ được phép đi tiếp.
  • Tai nạn liên quan đến các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ: Xe cứu thương, xe cứu hỏa,...

2. Tạm giữ phương tiện bao lâu khi xảy ra tai nạn giao thông?

Ô tô bị tạm giữ do liên quan vụ tai nạn giao thông trong bao lâu? Thời gian tạm giữ phương tiện được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

Cụ thể Điều 125 Luật XLVPHC 2012 quy định:

  • Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
  • Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
  • Đối với vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc báo cáo thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
  • Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện bị tạm giữ thực tế.
  • Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trừ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp.

=> Thời gian tạm giữ ô tô trong vụ tai nạn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc những trường hợp ô tô trong vụ tai nạn giao thông không bị tạm giữ phương tiện và thời gian tạm giữ ô tô.

Khi gặp các vụ tai nạn, ô tô có liên quan thường bị tạm giữ để điều tra. Tuy nhiên trong một số trường hợp trên thì ô tô không bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ xe ô tô tùy thuộc vào các tình tiết, mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 143
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi