Sơ yếu lý lịch có được ủy quyền cho người khác công chứng không?

Sơ yếu lý lịch có để người khác đi công chứng, chứng thực thay được không?

Sơ yếu lý lịch là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, bởi sơ yếu lý lịch là giấy tờ gắn liền với mỗi cá nhân khi đi xin việc hoặc làm bất kỳ công việc gì. Vậy, sơ yếu lý lịch có được để cho người khác đi công chứng, chứng thực thay không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.

1. Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch (SYLL) hay sơ yếu lý lịch tự thuật là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan đến ứng viên xin việc, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…) của ứng viên đó; thường được dùng để hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc hay làm các thủ tục hành chính liên quan.

Sơ yếu lý lịch có được ủy quyền cho người khác công chứng thay không?

2. Có được ủy quyền cho người khác đi chứng thực sơ yếu lý lịch không?

Bản chất của việc chứng thực sơ yếu lý lịch là chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực chứ không phải chứng thực nội dung. Theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ – CP:

Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chuẩn bị 02 bản sơ yếu lý lịch kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Như vậy, việc chứng thực chữ ký chỉ được thực hiện khi người yêu cầu trực tiếp thực hiện. Do đó mà không thể đi công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch thay cho người khác.

Hành vi bỏ qua mà làm ngơ cho việc đi công chứng hộ này thì có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng theo điểm d khoản 3 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ – CP).

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
2 194
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi