Nghị định bổ sung nhiều mức phạt trong lĩnh vực công chứng số 67/2015/NĐ-CP

Bổ sung quy định xử phạt hành chính

Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 110/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định này được Chính phủ ban hành, xét theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015.

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 67/2015/NĐ-CPHà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2013/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP, HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Phá sản ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

1. Sửa đổi Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 2 như sau:

"Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:

a) Tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

"Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên;

b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng.

"Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Gian dối, không trung thực khi làm chứng, phiên dịch;

b) Sửa chữa, tẩy xóa trái pháp luật giấy tờ, văn bản hoặc sử dụng giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa tới pháp luật để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

"Điều 13. Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản dịch

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định tại Khoản 2 Điều 54 của Luật Công chứng;

b) Công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng; tại thời điểm công chứng người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

"Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề công chứng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 44 của Luật Công chứng;

đ) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;"

"Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công, chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và nguyên tắc tính chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;

c) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật về công chứng."

"Điều 15a. Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành vi Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội; không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp."

27. Sửa đổi Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 24 như sau:

"Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao; nội dung của giấy tờ, văn bản được dịch để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Sử dụng bản sao có chứng thực giả; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực;"

28. Bổ sung Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 2 Điều 24 như sau:

"2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Yêu cầu chứng thực không được thực hiện ngay trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ hoặc quá hai ngày làm việc đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực nhiều loại giấy tờ, văn bản, bản chính có nhiều trang, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung giấy tờ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu hoặc không có thỏa thuận khác bằng văn bản về thời gian với người yêu cầu chứng thực;

d) Chứng thực ngoài trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực mà người yêu cầu chứng thực chữ ký không thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác;

"Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Không tư vấn, hỗ trợ cho người có yêu cầu tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

d) Không cấp Giấy xác nhận của Trung tâm sau khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ theo yêu cầu của người được tư vấn, hỗ trợ;

đ) Không công bố công khai mức thù lao theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

đ) Không giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người yêu cầu tư vấn, hỗ trợ."
33. Bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 30 như sau:

"Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Cung cấp thông tin sai lệch để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích."

34. Thay thế Điều 41 như sau:

"Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về hợp tác quốc tế về pháp luật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật cho Bộ Tư pháp theo quy định của Điều 16 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.

"Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

"Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng;

b) Không thông báo cho cơ quan thi hành án khi có thay đổi về địa chỉ và nơi cư trú;

c) Không kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án."

37. Sửa đổi Điều 53 như sau:

"Điều 53. Hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn của những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán."

38. Sửa đổi Điều 54 như sau:

"Điều 54. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán."

39. Bổ sung Điều 54a như sau:

"Điều 54a. Hành vi vi phạm trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không chính xác, khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã."

40. Sửa đổi Điều 55 như sau:

"Điều 55. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc phá sản mà không cung cấp đầy đủ, kịp thời hoặc cung cấp không chính xác tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản nếu không có lý do chính đáng."

41. Sửa đổi Điều 57 như sau:

"Điều 57. Hành vi vi phạm quy định về thông báo tình trạng phá sản

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà không thông báo công khai sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân."

42. Sửa đổi Điều 58 như sau:

"Điều 58. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;

b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;

"Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà không thực hiện việc kiểm kê tài sản và không xác định giá trị các tài sản đó trong thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác không hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản."

44. Sửa đổi Điều 60 như sau:

"Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý có tài khoản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà vẫn thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan thi hành án dân sự.

"Điều 61. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi che giấu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản."

"Điều 63. Hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không tham gia hội nghị chủ nợ, không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng."

48. Sửa đổi Điều 64 như sau:

"Điều 64. Hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn quy định."

49. Bổ sung Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c như sau:

"Điều 64a. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ quản tài viên; trong hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; trong hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; trong hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; trong hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Điều 64b. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề quản tài viên, quyết định ghi tên vào danh sách quản tài viên, danh sách doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Không báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định;

Điều 64c. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính sau khi chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đó có trụ sở trong trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định;

"Điều 65. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

2. Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:

b) Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a, b Khoản 3 Điều 24, các Điều 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;

c) Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a, b Khoản 3 Điều 24, các Điều 25, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;

"Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

"Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp

1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:

b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

"Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của Điều 48 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Điều 48 Luật Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định từ Điều 53 đến Điều 64 Chương VI của Nghị định này."

"Điều 71. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm của tổ chức

Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 66; Điểm b và Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 1a, Điểm b Khoản 1b, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 3a, Điểm b Khoản 3b, Điểm b Khoản 4 của Điều 67; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 5 của Điều 68; Khoản 2 Điều 69; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 70 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với hành vi vi phạm của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân."

"Điều 72. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a,

b Khoản 3 Điều 24, các Điều 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này;

Điều 2. Hiệu lực và trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đánh giá bài viết
1 675
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo