So sánh Hợp đồng và Biên chế

Hợp đồng là gì? Biên chế là gì? Biên chế và hợp đồng khác nhau như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người lao động thắc mắc. Để hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này, HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Biên chế giáo viên là gì? Giáo viên hợp đồng có phải viên chức không? Quy định về hợp đồng giáo viên hiện nay như thế nào? Câu hỏi được nhiều giáo viên hiện nay quan tâm, vì nhiều người cũng hiểu rằng nếu được vào biên chế của nhà nước thì công việc cũng ổn định hơn so với làm việc tư nhân. Việc nắm rõ các khái niệm về biên chế cũng như hợp đồng giúp người lao động nắm rõ hơn về các quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi ký giao kết. Mời các bạn cùng Hoatieu tìm hiểu rõ hơn về hai khái niệm biên chế và hợp đồng giúp bạn đọc phân biệt rõ biên chế với hợp đồng lao động.

So sánh biên chế và hợp đồng

1. Biên chế là gì?

- Biên chế là một vị trí công việc được phục vụ (hành nghề) lâu dài trong cơ quan nhà nước được quốc hội, chính phủ, hoặc hội đồng nhân dân các cấp quyết định hoặc phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch số lượng các chức danh trong bộ máy công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ trong các cơ quan nhà nước cũng là dạng công chức hoặc viên chức được bổ nhiệm bầu cử theo nhiệm kỳ một thời gian nhất định. Hết thời hạn bổ nhiệm/làm việc theo nhiệm kỳ hoặc bị miễn nhiễm/bãi nhiệm chức vụ, cán bộ đó sẽ trở lại vị trí công chức hoặc viên chức bình thường.

Công chức, viên chức làm việc dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều chỉnh bởi Luật cán bộ công chức, Luật viên chức.

2. Hợp đồng là gì?

- Hợp đồng ở đây được hiểu là hợp đồng lao động. Người làm việc theo hợp đồng lao động được quản lý bởi chủ sở hữu, người đại diện pháp luật hoặc người quản lý doanh nghiệp, và được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.

Trong các cơ quan nhà nước cũng có hợp đồng tạm thời (ngắn hạn) trong một số vị trí đặc thù để hỗ trợ giải quyết các công việc tồn đọng tạm thời hoặc chờ cấp thẩm quyền biên chế vị trí chức danh đang thiếu.

VD: Giáo viên hợp đồng giảng dạy sau 1 năm, khi hết hợp đồng mà vẫn cần nhân lực thì có thể gia hạn hợp đồng hoặc nếu không thì giáo viên đó phải nghỉ việc sau khi hết hợp đồng. Gần như việc cần nhân lực làm theo hình thức hợp đồng cho cơ quan nhà nước là bù đắp nhân sự nhất thời, khi có đầy đủ nhân sự thì không cần giáo viên làm theo hợp đồng nữa.

Hợp đồng làm việc gồm hợp đồng ngắn hạn: có thể là hợp đồng thời vụ, hợp đồng khoán việc, hợp đồng xác định thời hạn từ 3 tháng đến 36 tháng và hợp đồng dài hạn gọi là hợp đồng không xác định thời hạn.

Hơn nữa ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay thì đều là những nhân sự làm việc theo hợp đồng lao động chứ không được biên chế như cơ quan nhà nước. Nhân sự có thể được ký hợp đồng có thời hạn hoặc vô thời hạn với doanh nghiệp tuỳ thuộc vào doanh nghiệp. Nhưng việc ký hợp đồng vô thời hạn cũng là một dang biên chế như cơ quan nhà nước.

3. Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng

Sự khác nhau giữa biên chế (BC) và hợp đồng (HĐ) thể hiện rõ rệt ở các cơ quan thuộc hệ thống quản lý Nhà nước.

- Nhân viên hợp đồng NVHĐ được ký hợp đồng LĐ và chỉ hưởng hoàn toàn chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đó, các chế độ đãi ngộ khác cơ quan có thể dành cho bạn nhưng không thuộc dạng bắt buộc

Nhân viên biên chế NVBC là người đã thi công chức (viên chức) vào 1 cơ quan (thời gian thử thách sau khi thi đỗ thường là 1 năm) và trở thành CBCNV thuộc BC của cơ quan đó, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và cả các chế độ đãi ngộ mà NVHĐ có thể không được hưởng.

Vì thế nhiều người mong muốn thi để được vào biên chế nhà nước để được hưởng chế độ đãi ngộ tốt hơn là chỉ làm hợp đồng.

Ví Dụ:

  • Được tăng lương theo thâm niên công tác tùy theo bằng cấp và trình độ (trình độ ĐH 3 năm tăng 1 bậc lương)
  • Được thi chuyển ngạch bậc lương
  • Hưởng đầy đủ thu nhập tăng thêm (ABC) (HĐ có thể chỉ được 50%)
  • Được cử đi học, đi đào tạo bằng các nguồn kinh phí của Nhà nước.

4. Giáo viên hợp đồng, giáo viên biên chế là gì?

Giáo viên hợp đồng là giáo viên chưa được tuyển dụng chính thức, các trường học khi thiếu giáo viên chưa tuyển được giáo viên chính thức sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên hợp đồng. Đây cũng chính là yếu tố tạm thời nên giáo viên hợp đồng sẽ không được hưởng phúc lợi, chế độ hay mức lương giống như giáo viên biên chế hay chính thức.

Thuật ngữ “giáo viên biên chế” không được quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, về cơ bản giáo viên biên chế được hiểu là những giáo viên được ký hợp đồng làm việc “vĩnh viễn” với nhà trường, có sự ổn định.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2020, sẽ không còn chế độ “biên chế” nữa. Các giáo viên sẽ ký hợp đồng làm việc thời hạn từ 12-60 tháng. Ngoại lệ, các đối tượng sau thì vẫn được hưởng chế độ này:

• Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
• Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
• Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Giáo viên biên chế và giáo viên hợp đồng có chức năng giống nhau đều thực hiện công tác giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, chịu trách nhiệm giảng dạy đảm bảo chất lượng…nhưng chế độ lương khác nhau.

5. Giáo viên hợp đồng có phải viên chức hay không?

Như phân tích ở trên thì có thể thấy giáo viên hợp đồng không phải là viên chức và không được các chế độ như giáo viên được biên chế trước kia.

Như vậy hiện nay với giáo viên thì không còn biên chế. Mọi giáo viên được tuyển dụng đều như nhau và được ký hợp đồng giảng dạy có thời hạn. Tuy nhiên hiện nay một giáo viên giỏi có năng lực thì được nhiều trường tuyển dụng và mời làm việc nên những việc bỏ quy định biên chế giáo viên là một cách thức tốt để lựa chọn giáo viên tốt nhất để giảng dạy.

Căn cứ pháp lý

Mời các bạn tham khảo bài viết có liên quan tại Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 3.472
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo