Quy định mới về thi nâng ngạch công chức 2024

Tải về

Bên cạnh các quy định về thi tuyển công chức, xét tuyển công chức thì thi nâng ngạch công chức cũng là điều nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn độc giả. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin tổng hợp lại các quy định mới nhất về thi nâng ngạch công chức, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Ngạch công chức là gì?

Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ công chức 2008 định nghĩa về ngạch như sau: Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

Theo đó, có thể hiểu ngạch công chức là chức danh công chức, phân theo từng ngành và thể hiện cấp độ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Để được nâng ngạch, công chức phải trải qua một kỳ thi.

2. Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức

Từ năm 2019, điều kiện công chức được dự thi nâng ngạch có phần “cởi mở” hơn. Cụ thể, Nghị định 161/2018 chỉ còn quy định 02 điều kiện mà công chức có nguyện vọng đăng ký dự thi nâng ngạch cần đáp ứng.

Gồm:

- Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

- Có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ dự thi.

Trước đây, công chức phải được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 03 năm liên tục gần nhất; Đáp ứng các yêu cầu khác về văn bằng, chứng chỉ…

3. Môn thi, hình thức thi và thời gian thi nâng ngạch

Trước đây, Nghị định 24/2010/NĐ-CP không quy định về điều này, nhưng hiện nay đã được nêu rõ trong Nghị định 161/2018.

Cụ thể, công chức phải trải qua 02 vòng thi:

Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy

Nội dung thi gồm 3 phần:

+ Phần 1: Kiến thức chung gồm 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước… Thời gian thi 60 phút

+ Phần 2: Ngoại ngữ gồm 30 câu hỏi, là một trong 05 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Thời gian thi 30 phút

+ Phần 3: Tin học gồm 30 câu hỏi. Thời gian thi 30 phút.

Vòng 2: Thi chuyên môn, nghiệp vụ

+ Thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

Thi viết đề án, thời gian 08 tiếng

Thi bảo vệ đề án, thời gian 30 phút

Thang điểm 100 cho mỗi phần thi

+ Thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương

Thi viết thời gian 180 phút

Thang điểm 100.

+ Thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương

Thi viết, thời gian 120 phút

Thang điểm 100.

4. Các trường hợp được miễn ngoại ngữ, tin học

Cũng giống như thi tuyển công chức, trong một số trường hợp đặc biệt, công chức dự thi nâng ngạch công chức sẽ miễn môn thi ngoại ngữ, tin học (ở vòng 1).

Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ

- Nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi

- Công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

- Người có bằng tốt nghiệp là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi

- Có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc trình độ cao hơn so với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tiêu chuẩn của dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

Trường hợp được miễn thi tin học

- Người có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông, tin học, toán - tin trở lên.

5. Sau bao lâu biết kết quả thi nâng ngạch?

- Kết quả vòng 1:

+ Nếu thi trên máy thì biết ngay sau khi làm bài thi trên máy (không phúc khảo)

+ Nếu thi trên giấy thì chậm nhất sau 20 ngày, kể từ ngày kết thúc thi sẽ biết kết quả trên cổng thông tin điện tử của cơ quan tổ chức thi (nhận đơn phúc khảo trong 15 ngày sau đó).

- Kết quả thi nâng ngạch:

Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chấm thi vòng 2, kết quả thi nâng ngạch sẽ được gửi bằng văn bản đến cơ quan quản lý công chức để thông báo cho công chức dự thi biết.

6. Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch, lương có tăng?

Cũng theo Nghị định 161, sau khi nhận được danh sách công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu công chức quản lý ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức trúng tuyển.

Như vậy, sau khi được bổ nhiệm vào ngạch cao hơn, công chức cũng sẽ được có mức lương mới tương ứng.

Ví dụ:

Mức lương cao nhất của ngạch chuyên viên hiện nay là 6,92 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất của ngạch chuyên viên chính là 9,42 triệu đồng/tháng

(Căn cứ: Bảng lương cán bộ, công chức 2019)

Đánh giá bài viết
1 2.771
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm