Hướng dẫn việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng

Tải về

Hướng dẫn việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng

Theo Nghị quyết 04-NQ/TW về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ ban hành kèm theo là hướng dẫn chi tiết việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu nghị quyết TW4 - Bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình

Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa XII của đảng viên

Điểm mới trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bài thu hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hướng dẫn Kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2017

Căn cứ Công văn số 190-CV/ĐUK, ngày 12/10/2016 của Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội về việc "Hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016", Đảng ủy Trường Đại học Công nghệ GTVT hướng dẫn thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông qua đó, Đảng ủy, các chi bộ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có cơ sở đề ra chủ trương, giải pháp, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

2. Đảng ủy, các chi bộ, lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo các đơn vị và cán bộ đảng viên khi kiểm điểm phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng nguyên tắc theo hướng dẫn của Trung ương; phát huy tính tự giác, trung thực, khách quan, tránh hình thức; đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ và phong cách, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức, lối sống, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân; lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể. Đảng ủy bộ phận, chi ủy các chi bộ và lãnh đạo các đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức kiểm điểm, nâng cao chất lượng đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên bảo đảm thực chất. Kết quả kiểm điểm, đánh giá cán bộ, đảng viên hằng năm sẽ được xem xét để làm căn cứ thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí, phân công, sử dụng cán bộ.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

1. Đối tượng kiểm điểm và nơi kiểm điểm

1.1. Đối tượng kiểm điểm

a) Tập thể: Ban Thường Vụ Đảng ủy Trường, Đảng ủy bộ phận, chi ủy các chi bộ.

b) Cá nhân: Đảng viên đang sinh hoạt đảng tại các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trường.

1.2. Nơi kiểm điểm

- Tất cả đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt.

- Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ, phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cao nhất (có tổ chức kiểm điểm) mà mình tham gia, cụ thể như sau:

  • Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trường kiểm điểm trước tập thể Đảng ủy Trường.
  • Các đồng chí Đảng ủy viên Đảng ủy bộ phận, các đồng chí chi ủy viên các chi bộ kiểm điểm trước chi bộ.

* Việc kiểm điểm các chức danh lãnh đạo chính quyền theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

2. Nội dung kiểm điểm

2.1. Đối với tập thể

Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thực hiện theo Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương và Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị; tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 42-HD/ĐUK ngày 19/11/2014 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm; Công văn số 52-CV/ĐUK, ngày 24/11/2015 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về "kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2015" và Công văn số 190-CV/ĐUK ngày 12/10/2016 về việc "Hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016" cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo trong việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trong xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch và giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ quan, đơn vị; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân.

- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương ở cơ quan, đơn vị. Các giải pháp đấu tranh, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra khi kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

- Làm rõ trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ chức cán bộ; quản lý và phát triển đảng viên; việc đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng và thực hiện quy định, quy chế làm việc của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh, phòng, chống tham nhũng; kết quả xử lý sai phạm đối với tổ chức và cá nhân.

- Kết quả công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên và việc thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; khen thưởng và kỷ luật đảng.

2.2. Đối với cá nhân

a) Đối với đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Về tư tưởng chính trị: Sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; việc chấp hành, bảo vệ, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng; tinh thần học tập nâng cao trình độ, hiểu biết và năng lực công tác của bản thân.
  • Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống và phát huy tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đảng viên, gắn bó mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm; tính trung thực, khách quan trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.
  • Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Tinh thần trách nhiệm, kết quả và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; ý thức tham gia xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ quan, đơn vị.
  • Về ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức, Quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

* Đối với đảng viên là cán bộ, công chức: Khi kiểm điểm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ cần đi sâu làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

b) Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Ngoài những nội dung nêu tại điểm a. mục 2.2. còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:

  • Kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành; việc quy tụ, đoàn kết; thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.
  • Tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, đơn vị; làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể.
  • Ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tu dưỡng đạo đức, lối sống, ý thức nêu gương của bản thân và gia đình.

3. Các bước tiến hành kiểm điểm

3.1. Chuẩn bị kiểm điểm

- Đồng chí bí thư Đảng ủy, bí thư Đảng ủy bộ phận, bí thư các chi bộ trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể. Báo cáo kiểm điểm của tập thể phải gửi trước cho các thành viên dự kiểm điểm ít nhất 3 ngày để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia, đóng góp.

- Đảng viên chuẩn bị bản kiểm điểm (theo mẫu); thực hiện lấy ý kiến nhận xét của chi ủy và Ban công tác Mặt trận nơi cư trú (theo mẫu).

- Báo cáo kiểm điểm tập thể và bản kiểm điểm cá nhân phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân; giải trình những nội dung gợi ý kiểm điểm, ý kiến đóng góp (nếu có). Mời các bạn tham khảo thêm Mẫu nghị quyết TW4 - Bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình.

3.2. Tổ chức kiểm điểm

- Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm trước, đảng viên sau. Có thể kết hợp với kiểm điểm tập thể cấp ủy với tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Đối với chi bộ trên 30 đảng viên, có tổ đảng thì đảng viên kiểm điểm ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.

- Đồng chí bí thư Đảng ủy, bí thư Đảng ủy bộ phận, bí thư các chi bộ chủ trì việc kiểm điểm, định hướng các nội dung cần tập trung thảo luận và tiếp thu các ý kiến tham gia, đóng góp để kết luận; chỉ đạo hoàn thiện báo cáo kiểm điểm của tập thể.

- Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm, tập thể đóng góp ý kiến, cá nhân tiếp thu, người chủ trì kết luận (khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công một đồng chí cấp phó chủ trì). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thì kiểm điểm sâu việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó; ở chi bộ thì báo cáo tóm tắt kết quả đã kiểm điểm ở tập thể lãnh đạo trước khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.

- Trong quá trình kiểm điểm đối với tập thể và các cá nhân, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì kịp thời báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, chỉ đạo cho kiểm điểm tiếp hay tạm dừng kiểm điểm và đề nghị cấp có thẩm quyền xác minh, làm rõ.

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).

Đánh giá bài viết
2 7.471
Hướng dẫn việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm