Tổng hợp nồng độ cồn các loại bia năm 2025
Phạt nồng độ cồn 2023 là vấn đề đang được các bạn đọc rất quan tâm. Việc thực hiện phạt nồng độ cồn hiện nay sẽ được xử lý rất mạnh tay do Luật phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực. Dưới đây là tổng hợp nồng độ cồn của các loại bia HoaTieu.vn xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
Nồng độ cồn các loại bia thông dụng năm 2025
- Nồng độ cồn của bia là gì?
- Nồng độ cồn các loại bia ở Việt Nam
- 1. Nồng độ cồn Bia Sài Gòn
- 2. Nồng độ cồn Bia Tiger
- 3. Nồng độ cồn Bia Heineken
- 4. Nồng độ cồn bia Strongbow
- 5. Nồng độ cồn Bia Budweiser
- 6. Nồng độ cồn Bia Sapporo
- 7. Nồng độ cồn Bia Beck's
- 8. Nồng độ cồn Bia Larue
- 9. Nồng độ cồn Bia Hoegaarden
- 10. Nồng độ cồn Bia Huda
- 11. Nồng độ cồn Bia Sư Tử Trắng
- 12. Nồng độ cồn Bia San Miguel
- 13. Nồng độ cồn Bia Corona
- 14. Nồng độ cồn Bia Amstel
- 15. Nồng độ cồn Bia Việt Hà
- 16. Nồng độ cồn Bia Trúc Bạch
- 17. Nồng độ cồn Bia Hà Nội
- 18. Nồng độ cồn Bia Leffe
- 19. Nồng độ cồn Bia Huế
- 20. Nồng độ cồn Bear Beer (Bia Gấu)
- 21. Một số loại bia ngoại nhập khác
- 22. Tổng hợp các loại bia 0 độ hiện nay 2025
- Uống bao nhiêu vi phạm nồng độ cồn?
- Cách tính nồng độ cồn
- Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?
Nồng độ cồn của bia là gì?
Độ cồn của bia là số đo chỉ hàm lượng cồn (ethanol) có trong bia, tính theo phần trăm thể tích.
Độ cồn được tính theo số ml ethanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch ở 20 độ C.
Bia tùy loại mà có chứa 1 - 12% cồn, thường ở vào khoảng 5%. Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0.05 - 1.2%.
Hậu quả của việc sử dụng nồng độ cồn là rất nghiêm trọng nên những người lái xe cần chú ý không nên uống khi cần lái xe. Khi cần thiết nên có người lái xe tỉnh táo để trở về nhà.
Nồng độ cồn các loại bia ở Việt Nam
1. Nồng độ cồn Bia Sài Gòn
Bia Sài Gòn là hãng bia nổi tiếng hàng đầu Việt Nam với thế mạnh là giá thành phải chăng cũng như chất lượng rất tốt nên được giới sinh viên và người lao động yêu thích. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về Bia Sài Gòn tại.
Bia Sài Gòn có nhiều loại cùng nồng độ cồn khác nhau. Bia Sài Gòn bao gồm Sài Gòn Export (Sài Gòn đỏ), Bia 333, Sài Gòn Lager (Sài Gòn xanh), Sài Gòn Special (Sài Gòn lùn). Mỗi loại bia có nồng độ cồn và hương vị cũng khác nhau.
- Bia Sài Gòn xanh có nồng độ cồn: 4.3%.
- Bia Sài Gòn đỏ có nồng độ cồn: 4.9%.
- Bia Sài Gòn Special có nồng độ cồn: 4.9%.
- Bia 333 có nồng độ cồn: 5.3%.
2. Nồng độ cồn Bia Tiger
Tiếp đến là một cái tên rất là quen thuộc, bia Tiger. Thương hiệu bia đình đám này đang chiếm thị phần rất cao trong thời gian gần đây. Bước vào các hàng quán, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy loại bia này luôn xuất hiện trên bàn ăn.
Dù rất nổi tiếng nhưng cho đến nay bia Tiger cũng chỉ cho ra hai loại phổ biến là Bia Tiger nâu (Tiger xanh) và Bia Tiger bạc.
- Bia Tiger nâu có nồng độ cồn: 5%.
- Bia Tiger bạc có nồng độ cồn: 4.6%.
3. Nồng độ cồn Bia Heineken
Bia Heineken được định hình là dòng bia cao cấp nên giá thành của Heineken từ trước đến nay có giá tương đối cao khoảng gần 20.000đ/chai đồng nghĩa với việc chất lượng bia, mùi vị bia của Heineken luôn được người sành bia đánh giá cực kỳ cao.
Người dùng đánh giá hương vị của Heineken khá là nhẹ, dễ uống, hậu vị không đắng như các dòng bia khác nhưng không có nghĩa nồng độ cồn của Heineken nhẹ. Heineken có hai loại là Heineken xanh và Heineken bạc.
- Bia Heineken xanh có nồng độ cồn: 5%.
- Bia Heineken bạc (Heineken Silver) có nồng độ cồn: 4%.
4. Nồng độ cồn bia Strongbow
Strongbow dù bản chất không phải là bia nhưng đây là thức uống được rất nhiều người yêu thích đặc biệt là chị em phụ nữ.
Strongbow có nhiều mùi vị khác nhau nhưng Strongbow được yêu thích nhất là vị táo và dâu. Đây là hai loại được người dùng cho biết khá nhẹ, dễ uống, khi uống có vị ngọt như nước trái cây nên được giới nữ thích.
Strongbow có nồng độ cồn: 4.5%.
Dù được đánh giá là nhẹ, dễ uống nhưng nồng độ cồn của Strongbow khiến ai cũng hết hồn vì Strongbow có khả năng làm bạn say rất dễ dàng.
5. Nồng độ cồn Bia Budweiser
Được mệnh danh là "King of beers", Budweiser bước vào thị trường Việt Nam với tâm thế của một vị vua, nhanh chóng chiếm linh tình yêu của những người thích bia.
Budweiser có vị hơi đắng, độ mạnh vừa phải, hậu hơi ngọt và được giới sành bia đánh giá rất cao nên trong các bữa tiệc lớn, quán Bar luôn xuất hiện loại bia này.
Bia Budweiser có nồng độ cồn: 5%.
6. Nồng độ cồn Bia Sapporo
Sapporo là một thương hiệu bia đến từ xứ sở mặt trời mọc, Nhật Bản. Sapporo gồm hai dòng Premium và Blue Cap và là dòng bia cao cấp nên giá thành cũng ở mức tương đối cao.
- Bia Sapporo Premium có nồng độ cồn: 5.2%.
- Bia Sapporo Blue Cap có nồng độ cồn: 4.5%.
7. Nồng độ cồn Bia Beck's
Bia Beck's là dòng bia cùng chung nhà sản xuất với Budweiser nhưng kém cạnh hơn người anh em này, bia Beck's ít được nhiều người Việt biết đến và chọn lựa bởi bia Beck's được cho là có vị nặng khó uống hơn so với Budweiser.
Bia Beck's có hai loại là bia Beck's và bia Beck's Ice:
- Bia Beck's có nồng độ cồn: 5%.
- Bia Beck's Ice có nồng độ cồn: 4.7%.
8. Nồng độ cồn Bia Larue
Bia Larue không phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Nam nhưng ở các tỉnh miền Trung, bia Larue lại được ưa thích hơn hẳn.
Với đặc tính dễ uống và nồng độ cồn khá nhẹ nên bia Larue dần trở nên được đón nhận hơn không chỉ tại miền Trung và ở miền Bắc và Nam dần cũng đã xuất hiện nhiều.
Bia Larue cũng có hai loại là bia Larue và bia Larue Special:
- Bia Larue có nồng độ cồn: 4.2%.
- Bia Larue Special có nồng độ cồn: 4.6%.
9. Nồng độ cồn Bia Hoegaarden
Một cái tên khá là lạ nhưng Hoegaarden là dòng bia rất được ưa chuộng ở nước ngoài đặc biệt là Úc. Bởi cũng giống như Strongbow, Hoegaarden khi uống mang lại cảm giác dịu nhẹ, hậu ngọt dễ uống. Đặc biệt Hoegaarden có dòng bia Hoegaarden Rosee nồng độ cồn cực nhẹ nên rất nhiều người, nhất là phụ nữ ưa thích.
Hoegaarden có các dòng Hoegaarden naturally cloudy, Hoegaarden Rosee, Hoegaarden White:
- Bia Hoegaarden naturally cloudy có nồng độ cồn: 4.9%.
- Bia Hoegaarden Rosee có nồng độ cồn: 3%.
- Bia Hoegaarden White có nồng độ cồn: 4.9%.
10. Nồng độ cồn Bia Huda
Cũng giống như bia Larue, bia Huda cũng là một cái tên quen thuộc tại khu vực miền Trung, nó còn thậm chí còn được xem như là loại bia luôn có mặt trong mỗi gia đình.
Bia Huda có nồng độ cồn: 4.7%.
11. Nồng độ cồn Bia Sư Tử Trắng
Bia Sư Tử Trắng ra đời với tham vọng chiếm lĩnh "sơn lâm". Dù đã ra đời khá lâu nhưng bia Sư Tử Trắng đến nay vẫn phổ biến nhất ở khu vực tỉnh Nghệ An và chưa được nhiều người dùng đón nhận.
Bia Sư Tử Trắng có nồng độ cồn: 4.8%.
12. Nồng độ cồn Bia San Miguel
Bia San Miguel, một thương hiệu đến từ Tây Ban Nha và được xem là dòng bia "nặng ký" với nồng độ cồn cao ngất ngưởng, chỉ dành cho những người "mạnh".
Bia San Miguel có hai loại là Bia San Miguel Red Horse và San Miguel Pale Pilsen.
- Bia San Miguel Red Horse có nồng độ cồn: 8%.
- Bia San Miguel Pale Pilsen có nồng độ cồn: 5%.
13. Nồng độ cồn Bia Corona
Nghe tên thì khá là lạ nhưng Corona, thương hiệu bia đến từ Mexico được rất nhiều người Việt ưa chuộng, có hơn 3000 lượt tìm kiếm trên Google mỗi tháng.
Bia Corona có nồng độ cồn: 4.5%.
14. Nồng độ cồn Bia Amstel
Cái tên này nghe quen quen đúng không? Mới gia nhập vào thị trường Việt gần đây, bia Amstel đã khiến người dùng ấn tượng bởi hàng loạt quảng cáo sản phẩm của mình.
Bia Amstel có nồng độ cồn: 4.6%.
15. Nồng độ cồn Bia Việt Hà
Dòng bia Việt này được khá nhiều người Hà Nội ưa chuộng.
Bia Việt Hà có nồng độ cồn 4% khá là nhẹ.
16. Nồng độ cồn Bia Trúc Bạch
Cũng là một loại bia bắt nguồn từ Hà Nội, bia Trúc Bạch dành cho những người ưa chuộng sự mạnh mẽ.
Bia Trúc Bạch có nồng độ cồn 5.1%.
17. Nồng độ cồn Bia Hà Nội
Một loại bia nội khá phổ biến nữa là bia Hà Nội. Bia Hà Nội gồm bia Hà Nội (chai 330ml, chai 450ml và lon 330ml), bia hơi.
Bia Hà Nội chai 330ml có nồng độ cồn 5.1%, chai 450ml 4.2%, lon 330ml 4.6%, và bia hơi có nồng độ cồn trên 3.5%.
18. Nồng độ cồn Bia Leffe
Bia Leffe là một loại bia nhập khẩu từ Bỉ, với hương vị đặc trưng của Bia Bỉ, rất thơm ngon và đậm đà.
Bia Leffe Blonde có nồng độ cồn là 6.6%, bia Leffe Brune có nồng độ cồn là 6.5%
19. Nồng độ cồn Bia Huế
Các dòng bia Huế được yêu thích ở miền Trung gồm bia Huda, Hudagold và Halida. Trong đó bia Halida có độ cồn 5%, Huda và Hudagold là 4.7%.
20. Nồng độ cồn Bear Beer (Bia Gấu)
Là thương hiệu bia nhập khẩu nhập khẩu từ Đức, Bia Gấu có 3 mức độ cồn: Lager (lon xanh) 5%, strong (lon đen) 7.7% và xtra strong (lon tím) nồng độ 12%.
21. Một số loại bia ngoại nhập khác
Hai loại bia nhập khẩu từ châu Âu là Desperados và Affligem có nồng độ cồn lần lượt là 5.9% và 6.8%.
Bia Hofbrau (Đức) có nồng độ cồn 5.1%, bia Weimann (Hà Lan) 5.3%. Một số bia ngoại có nồng độ cồn cao như Holland Import có hai loại là 12% và 8%, bia Oettinger (Đức) 8.9%, bia Luxus (Bỉ) 8.5%, bia Red Horse 8%, bia Baltika 8%.
Nhìn chung, bia tại Việt Nam có độ cồn nằm trong khoảng từ 1% đến 8%, đa số là khoảng 5%. Độ cồn bia 5% phù hợp với những cuộc vui vừa phải. Những ai uống bia có độ cồn cao đến 7-12% phải uống có trách nhiệm, có giới hạn và tốt nhất không nên lái xe vì không an toàn. Vài loại bia có nồng độ cồn thấp (dưới 0.5%) phù hợp cho người lái xe, du lịch, uống để giải khát, dành cho nữ giới hay các dịch vụ spa làm đẹp từ bia.
22. Tổng hợp các loại bia 0 độ hiện nay 2025
Xu thế uống bia 0 độ, bia chay hay bia ít cồn đang ngày càng phổ biến những năm gần đây, được rất nhiều người ưa chuộng bởi bia 0 độ gần như giữ được hương vị nguyên bản, lại giúp người uống hạn chế lượng cồn tích tụ trong cơ thể.
Tuy nhiên, các bạn lưu ý, bia 0 độ không có nghĩa là hoàn toàn không có cồn. Bia 0 độ vẫn chứa ethanol bởi có nồng độ cồn dưới 0,5%. Những loại bia này cũng chứa một lượng đường và carbohydrate cao, có thể không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn đang trong chế độ cắt giảm lượng calo hoặc kiểm soát cân nặng của mình. Nếu bạn đang có bệnh mãn tính, bạn cũng nên thận trọng khi tiêu thụ những loại bia này. Hãy uống bia không cồn một cách điều độ và có trách nhiệm.
Bia 0 độ 0 được sản xuất bằng cách giảm thời gian lên men và kiểm soát các yếu tố sản xuất khác để hạn chế sự hình thành cồn. Một số hãng sản xuất bia cũng có thể sử dụng các phương pháp loại bỏ cồn như bay hơi hoặc lọc để tạo ra bia không độ.
Top 10 loại bia 0 độ ở Việt Nam:
- Bia Heineken® 0.0
Đây là loại bia có xuất xứ từ Hà Lan với các thành phần cơ bản như: nước, đại mạch, chiết xuất hoa bia, hương liệu tự nhiên,... Loại bia này có 0,0% độ cồn được nấu bằng công thức độc đáo để có thể tạo nên hương vị cân bằng đặc trưng là đắng nhẹ và hơn thế nữa trung bình mỗi cốc bia chỉ chứa 69 calo rất phù hợp với những người đang có nhu cầu giảm cân.
- Bia Baltika
Bia Baltika không độ là một thương hiệu bia nổi tiếng của Nga, đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể thưởng thức mùi hương và hương vị tương tự như bia có cồn mà không gây tác động cồn nhiều. Bia Baltika được sản xuất bằng cách giảm thời gian lên men và kiểm soát quy trình sản xuất để hạn chế sự hình thành cồn.
Các sản phẩm này thường có màu sắc và hương vị tương tự như bia thông thường, nhưng với nồng độ cồn thấp hoặc không có cồn.
- Bia Sagota
Đây là loại bia khá nổi tiếng thuộc Công ty cổ phần tập đoàn bia Sài Gòn Bình Tây Việt Nam (Sabibeco). Bia uống được trước 1 đến 2 giờ trước khi lái xe khi uống sẽ không bị sộc, không say nên những người bình dân sẽ khá yêu thích loại bia 0 độ này.
- Bia Luxury
Đây cũng là một loại bia thuộc dòng bia nhập khẩu từ Tiệp Khắc, đây là loại bia được làm từ các nguyên liệu chính bao gồm: nước, lúa đại mạch, gạo, hoa bia cũng như quy trình sản xuất giống như các loại bia khác nhưng nó được bổ sung thêm khâu khử độ cồn xuống dưới 0,5%.
- Bia Steiger
Đây là loại bia được nhập khẩu từ Tiệp Khắc và được khá nhiều người ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, bia Steiger không cồn nổi tiếng với 3 hương vị phổ biến là chanh vàng, chanh đen cũng như việt quất được rất nhiều giới trẻ lựa chọn.
Loại bia này có nồng độ cồn nhỏ hơn 0,5%.
- Bia Oettinger
Đây là một loại bia không cồn được sản xuất bởi công ty Oettinger - một công ty bia Đức.
Bia Oettinger 0 độ là một phiên bản không cồn của bia Oettinger, nghĩa là nó không chứa hoặc chỉ chứa một lượng rất nhỏ cồn, thường dưới 0,5% thành phần cồn theo thể tích.
- Bia Bavaria
Đây là loại bia được nhập khẩu từ Hà Lan với nhiều hương vị để người dùng có thể lựa chọn như chanh, đào, dâu, táo hoặc truyền thống.
- Bia Kirin Perfect Free
Bia Kirin Perfect Free là một loại bia không độ được sản xuất bởi Kirin Brewery Company, Limited, một công ty bia hàng đầu tại Nhật Bản.
- Bia Suntory All Free
Loại bia All-Free thuộc công ty Suntory Nhật Bản. Đây là loại bia phổ biến với những dạng lon và chai nhựa.
- Bia Asahi Dry Zero
Đây là một loại bia 0 cồn được sản xuất bởi Asahi Breweries. Bia Asahi Dry Zero có một hương vị sảng khoái và nhẹ nhàng, với mùi hương hoa và hương vị mạch nha đặc trưng. Đây là một lựa chọn phù hợp cho những người không muốn hoặc không được tiêu thụ cồn, như phụ nữ, người già hoặc những người đang lái xe.
=> Nhìn chung, cũng như các loại bia thông thường, khi uống bia 0 độ, các bạn vẫn nên hạn chế lượng vừa đủ và không nên lái xe sau khi uống bia. Máy test nồng độ cồn vẫn có thể phát hiện lượng cồn trong hơi thở nếu bạn uống quá nhiều.
Uống bao nhiêu vi phạm nồng độ cồn?
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:
– 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);
– 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);
– 1 vại bia hơi (330 ml);
– 2/3 chai (lon) bia (330 ml).
Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, mà cụ thể là điều khiển xe máy, moto thì nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Đối với nữ giới, chỉ nên uống tối đa 1 lon bia vào thời điểm 1 giờ trước khi lái xe.
Đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia.
Cách tính nồng độ cồn
1. Cách tính đơn vị cồn trong thức uống
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Phần I ban hành kèm quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020:
Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia, đồ uống có độ cồn khác nhau về cùng một lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương với 10 gam cồn nguyên chất trong dung dịch uống.
Công thức tính đơn vị cồn trong rượu bia như sau:
Cồn nguyên chất (gam) = Dung tích(ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)
Và 1 đơn vị cồn = 10 gam cồn nguyên chất
Ví dụ: Một chai rượu có nồng độ cồn là 12% và có dung tích là 360ml thì có đơn vị cồn là:
360(ml) x 12% x 0,79 = 34,128 (gam), tương đương với 3,4 đơn vị cồn
Công thức tính đơn vị cồn để nhằm tính toán nồng độ cồn trong máu và khí thở theo như quy định về mức xử lý hành chính cụ thể.
2. Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở
Nồng độ cồn trong khí thở được tính theo công thức: B= C:210
Trong đó:
B: là nồng độ cồn trong khí thở.
C: là nồng độ cồn trong máu và C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R) = (Theo công thức này A là số cồn nguyên chất uống vào (gam), W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).
Ví dụ: Một người nam giới khoảng 58kg uống 150ml rượu có nồng độ cồn là 12% thì có 1,4 đơn vị cồn và có nồng độ cồn trong máu là:
C = 1,056x14:(10x58x0,7) = 0,03641 tương đương với 36,41mg/100ml máu.
Khi đó nồng độ cồn trong khí thở sẽ được tính là: B = 36,41:210 = 0,173mg/lít khí thở. Với nồng độ cồn này thì bạn chưa bị cảnh sát giao thông xử phạt nhưng sau khi uống rượu bia thì không nên lái xe về nhà.
Như vậy để tính nồng độ cồn trong khí thở thì cần biết công thức tính đơn vị cồn và công thức tính nồng độ cồn trong máu sau đó quy đổi sang nồng độ cồn trong khí thở. Với những công thức trên đây mong rằng bạn đọc sẽ tự tính toán được việc uống rượu bia có kiểm soát. Nhưng để an toàn hơn thì cần có những người tỉnh táo để đưa bạn về nhà hoặc đặt dịch vụ, không nên lái xe sau khi uống rượu bia.
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?
Hiện nay Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ đã chính thức có hiệu lực thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Lỗi phạt nồng độ cồn 2019 đã tăng lên rất nhiều từ 1/1/2020. Chính vì vậy các bạn nên chấp hành luật an toàn giao thông khi uống rượu bia.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy và mức phạt nồng độ cồn xe ô tô 2025 chi tiết các bạn có thể xem thêm dưới link sau:
Ngoài ra còn rất nhiều lỗi xử phạt vi phạm giao thông khác cũng được điều chỉnh tăng mức phạt so với quy định cũ. Để nắm được chi tiết mức phạt lỗi vi phạm giao thông 2023 các bạn có thể xem thêm tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nhìn chung, dù có tính toán chi li lượng rượu, bia nạp vào cơ thể thì vẫn phải khẳng định, uống rượu bia có hại cho sức khỏe. Không có một tiêu chuẩn cụ thể nào phân định uống lượng bia bao nhiêu không gây hại, bởi mỗi người uống rượu bia lại gặp nguy cơ khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc điểm sinh học từng người. Vì vậy, cần tôn trọng sức khỏe của bản thân và sự an toàn của người xung quanh, nếu cần thiết phải uống ở một dịp nhất định, không nên uống quá nhiều và không lái xe khi đã uống rượu bia.
Xem thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Những biển báo giao thông tài xế ô tô cần biết
Cách nhận biết biển báo cấm
Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?
Đặc điểm của biển báo nguy hiểm
Mức phạt vi phạm giao thông 2025 đối với người điều khiển xe ô tô
(Mới nhất) Bảng giá đất Hà Nội 2025
Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2024 mới nhất đối với xe máy
Lỗi đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu 2025
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Đáng chú ý
Đặt cọc mua bán nhà đất thế nào để tránh rủi ro?
Tổng kế toán: Giải đáp một số vướng mắc khi sử dụng
6 hành vi giáo viên không được làm để tránh bị kỷ luật
Hướng dẫn thay đổi hồ sơ bảo hiểm khi đổi tên công ty
Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật bảo hiểm xã hội 2014
Quyền sở hữu tài sản riêng trong hôn nhân