Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số áp dụng từ 2017

Tải về

Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số áp dụng từ 2017

Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được quy định tại Thông tư 58/2017/TT-BTC. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết để nắm rõ về chi phí đào tạo và mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

Quyết định 900/QĐ-TTg danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc Chương trình 135 năm 2017 - 2020

Nghị quyết 52/NQ-CP phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

Đây là nội dung mới nổi bật được đề cập tại Thông tư 58/2017/TT-BTC (áp dụng từ năm tài chính 2017).

Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số áp dụng từ 2017

Theo đó, mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn tại Quyết định 42/2012/QĐ-TTg và 64/2015/QĐ-TTg như sau:

- Mức hỗ trợ chi phí đào tạo:

  • Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo: Tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học (trước đây tối đa là 03 triệu đồng/người/khóa học theo Quyết định 42/2012).
  • Người dân tộc thiểu số: Tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.

- Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:

  • Tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học
  • Tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm tào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Trường hợp người học là người dân tộc thiểu số cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì mức hỗ trợ tiền đi lại là 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

Đối với chính sách hỗ trợ về bảo hiểm thì ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ nộp thay cho các đơn vị sử dụng lao động tối đa 5 năm đối với một người lao động.

Việc hỗ trợ bảo hiểm được thực hiện đối với lao động là người dân tộc thiểu số được đơn vị sử dụng lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Đối với đơn vị sử dụng lao động hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nếu phương án tự chủ của đơn vị đã bao gồm dự toán chi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số thì đơn vị không được NSNN hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Căn cứ dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Tài chính tạm cấp tối đa 70% dự toán được giao ngay từ quý 1 năm kế hoạch để bộ, ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước tạm cấp kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động.

Đối với các đơn vị địa phương, trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính sẽ xem xét tạm cấp tối đa 70% dự toán được giao ngay từ quý 1 năm kế hoạch để địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động.

Thông tư 58/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 52/2013/TT-BTC và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2017.

Đánh giá bài viết
1 72
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm