Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được thủ tướng chính phủ ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2016, trong nghị quyết nói rõ về việc hỗ trợ, trợ giúp cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng với tính chất phức tạp hoặc điển hình, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết chính sách hỗ trợ người nghèo và dân tộc thiểu số tại đây.
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
Thông tư số 61/2014/TT-BTC về Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ quyền hạn kiểm soát của cảnh sát giao thông
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 32/2016/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO, XÃ NGHÈO, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ HỖ TRỢ VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG CÓ TÍNH CHẤT PHỨC TẠP HOẶC ĐIỂN HÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP); xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây gọi là chính sách trợ giúp pháp lý).
2. Thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong trường hợp địa phương chưa tự cân đối ngân sách (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn) không thể bảo đảm chi trả cho các vụ việc này (sau đây gọi là hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng).
Điều 2. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng
1. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng chính sách trợ giúp pháp lý: Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý sinh sống tại các địa bàn sau đây:
a) Huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Các xã nghèo không thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm:
- Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu;
- Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
c) Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi không thuộc các xã nghèo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là thôn, bản đặc biệt khó khăn).
2. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng: Người được trợ giúp pháp lý theo pháp luật về trợ giúp pháp lý ở các địa phương chưa tự cân đối ngân sách (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn).
Điều 3. Các hoạt động hỗ trợ
1. Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình.
Tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 02 năm kể từ khi đi đào tạo về; tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn:
a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý;
b) Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh xã;
c) Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở.
Điều 4. Định mức tài chính đối với các hoạt động hỗ trợ
1. Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo quy định tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý.
2. Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 02 năm kể từ khi đi đào tạo về: Theo mức học phí hiện hành của cơ sở đào tạo công lập với số lượng hỗ trợ tối đa 02 người/Trung tâm/năm; tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý: 80.000.000 đồng/01 lớp/Trung tâm/năm.
3. Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn:
a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý: 20.000.000 đồng/Trung tâm;
b) Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh xã: biên soạn nội dung: 500.000 đồng/01 số/06 tháng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chi phí phát thanh: 500.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/quý (06 lần/quý);
c) Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở (chi cho báo cáo viên, chi công tác phí, chi hành chính và các chi phí khác theo quy định): 2.000.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/01 lần/năm.
Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện quyết định
1. Ngân sách trung ương:
Bổ sung có mục tiêu đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 theo định mức hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định này.
Vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ địa bàn áp dụng theo quy định tại Điều 2 Quyết định này và tình hình thực hiện trợ giúp pháp lý năm hiện hành, Trung tâm tại các địa phương chưa tự cân đối ngân sách lập dự toán gửi Sở Tư pháp tổng hợp để gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở dự kiến nguồn thu, nhiệm vụ chi của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 theo định mức hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định này báo cáo về Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính trình cơ quan có thẩm quyền bổ sung có mục tiêu để thực hiện.
Việc lập và gửi dự toán hàng năm đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương đảm bảo cho công tác trợ giúp pháp lý theo Quyết định này phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Ngân sách địa phương:
a) Đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách: Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý còn lại (ngoài các chính sách, hoạt động đã được ngân sách trung ương hỗ trợ nêu trên);
b) Đối với các địa phương tự cân đối ngân sách: Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, hoạt động quy định tại Quyết định này.
3. Kinh phí từ nguồn tài trợ của các dự án hợp tác quốc tế, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Quyết định 32/2016/QĐ-TTg chính sách trợ giúp cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?
-
Giáo viên nghỉ lễ có phải dạy bù không 2024?
-
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội sinh viên Việt Nam đã phát động phong trào gì?
-
Tài xỉu trong bóng đá là gì? Tài xỉu có phải cá độ?
-
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu TP HCM 2024
-
Công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
-
Các địa điểm làm thẻ căn cước công dân tại Hà Nội 2024
-
Quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 2024
-
Bảng giá đất tỉnh Bắc Ninh 2024 (mới nhất)
-
Nội dung của tờ hướng dẫn sử dụng thuốc 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công