Lập vi bằng ở đâu?

Lập vi bằng ở đâu? Muốn lập vi bằng làm chứng cứ trong các vụ kiện tụng, người dân phải đến đâu để thực hiện?

1. Lập vi bằng ở đâu?

Người dân nếu có nhu cầu có thể đến các văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Việc lập vi bằng được tiến hành qua 4 bước sau

Bước 1: Người có nhu cầu lập vi bằng đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Để biết cụ thể từng bước, mời các bạn tham khảo bài: Các bước lập vi bằng

Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc một số địa chỉ văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội:

STT

Họ và tên

Nơi cư trú

Quyết định bổ nhiệm

(số, ngày cấp)

Ghi chú

1

Nguyễn Văn Lạng

Số 24/8 ngõ 379 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

2848/QĐ-BTP, ngày 18/11/2013

Hợp danh

2

Quách Sỹ Hiển

P401C, E11 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội

2850/QĐ-BTP, ngày 18/11/2013

Hợp danh

3

Lê Đình Nam

Số 17 tổ 13 Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

2837/QĐ-BTP, ngày 18/11/2013

Hợp danh

4

Triệu Việt Thắng

Số 44 Đặng Trần Côn, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

2838/QĐ-BTP, ngày 18/11/2013

Hợp đồng lao động

5

Nguyễn Kim Phương

Số 6 TT Cục THADS, tổ 6 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

2799/QĐ-BTP, ngày 18/11/2013

Hợp đồng lao động

6

Đặng Lê Trung Thành

Số 12/117/18/6 Nguyễn Sơn, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội

1291/QĐ-BTP, ngày 17/6/2016

Hợp đồng lao động

7

Nguyễn Thị Thu Lương

Số 21 ngõ 2, phố Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

1298/QĐ-BTP, ngày 17/6/2016

Hợp đồng lao động

8

Phạm Mạnh Ái

Số 78 phố 9 Vân Giang, TP Ninh Bình, Ninh Bình

1136/QĐ-BTP, ngày 24/7/2017

Hợp đồng lao động

9

Lê Xuân Hưng

Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội

1464/QĐ-BTP, ngày 15/9/2017

Hợp đồng lao động

10

Nguyễn Minh Cương

Số 5 ngõ 106 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

628/QĐ-BTP, ngày 03/5/2017

Hợp đồng lao động

11

Lê Trường Giỏi

Số 9 ngõ 9 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

2258/QĐ-BTP, ngày 09/11/2017

Hợp đồng lao động

12

Nguyễn Văn Thủy

Bổ sung ngày 20/4/2018

Số 7 B7, tổ 7 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

559/QĐ-BTP, ngày 03/4/2018

Hợp đồng lao động

13

Nguyễn Đức Vịnh

Bổ sung ngày 20/4/2018

Cụm 5 Tích Giang, Phúc Thọ, Hà Nội

558/QĐ-BTP, ngày 03/4/2018

Hợp đồng lao động

14

Chu Mai Phương

Bổ sung ngày 26/7/2018

P6-B11, tập thể Kim Liên, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội

1259/QĐ-BTP, ngày 04/6/2018

Hợp đồng lao động

15

Ngô Kim Sơn

Bổ sung ngày 18/10/2018

Số 45 ngách 90/6 đường Bưởi, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

2280/QĐ-BTP, ngày 30/8/2018

Hợp đồng lao động

16

Đỗ Thị Ngọc

Bổ sung ngày 30/11/2018

Tổ 6, Tư Đình, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội

2808/QĐ-BTP, ngày 16/11/2018

Hợp đồng lao động

Để biết thêm các cơ sở khác, các bạn có thể truy cập website của Sở tư pháp: http://sotuphap.hanoi.gov.vn/

2. Ý nghĩa của vi bằng

Vi bằng có tác dụng gì? Ý nghĩa như thế nào?

Lập vi bằng ở đâu?

Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định ý nghĩa của vi bằng như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

=> Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.

Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

3. Các trường hợp lập vi bằng

Trường hợp nào người dân nên lập vi bằng?

Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng:

- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;

- Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.

- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;

- Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

- Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

- Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;

- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

- Xác nhận mức độ ô nhiễm;

- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

- Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

4. Chi phí lập vi bằng

Chi phí lập vi bằng do khách hàng và văn phòng thừa phát lại thỏa thuận với nhau.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Lập vi bằng ở đâu? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 91
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm