Không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai có bị phạt không?

Không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai có bị phạt không? Việc đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai là một hành động thiết thực, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức đối với cộng đồng. Vậy nếu không đóng thì có bị xử phạt, Hoatieu.vn xin giải đáp thắc mắc cho các bạn qua bài viết sau.

Để chuẩn bị cho mình kiến thức phòng tránh mưa bão, lũ lụt,... kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, mời bạn cùng tham khảo các bài viết sau:

Quy định đóng Quỹ phòng, chống thiên tai
Quy định đóng Quỹ phòng, chống thiên tai

Tại Khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 7 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều 2020) quy định:

Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

1. Đối tượng nộp Quỹ phòng, chống thiên tai gồm những ai?

Tại Khoản 2 và 3 Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 12. Nguồn tài chính

2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.

b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.

c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.

⇒ Theo đó, những đối tượng đóng góp bắt buộc vào Quỹ phòng, chống thiên tai bao gồm các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn; công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm.

2. Không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai có bị phạt không?

Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc đóng không? và nếu không đóng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo như phân tích tại Mục 1, các cá nhân, tổ chức theo quy định như trên cần bắt buộc phải đóng Quỹ phòng chống thiên tai. Nếu những đối tượng này không thực hiện trách nhiệm đó thì sẽ phải chịu sự xử phạt theo quy định pháp luật.

Tại Điều 17 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi không đóng quỹ phòng chống thiên tai như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 đồng đến dưới 500.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài khi thực hiện hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai của các cá nhân do mình quản lý cho cơ quan có thẩm quyền.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đóng Quỹ phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.

⇒ Như vậy, hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai có thể bị phạt từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phụ thuộc vào mức tiền không đóng của đối tượng đó. Không chỉ vậy, đối tượng có hành vi trên sẽ phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đóng vào Quỹ phòng chống thiên tai.

Lưu ý: Trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt gấp 2 lần đối với cá nhân (Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 32
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm