Khi nào phải ký phụ lục hợp đồng xây dựng?

Phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, giúp cho hợp đồng được đầy đủ và rõ ràng hơn. Vậy đối với hợp đồng xây dựng thì thế nào? Khi nào phải ký phụ lục hợp đồng xây dựng?

1. Phụ lục hợp đồng xây dựng là gì?

Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP định nghĩa phụ lục hợp đồng xây dựng như sau:

Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng.

Phụ lục hợp đồng xây dựng là loại phụ lục hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, có đầy đủ các tính chất của phụ lục hợp đồng được quy định tại điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
  • Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng.
  • Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
  • Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

2. Khi nào phải ký phụ lục hợp đồng xây dựng?

Khi nào phải ký phụ lục hợp đồng xây dựng?

Khi nào cần làm phụ lục hợp đồng?

Theo quy định tại điều 403 BLDS 2015 thì hợp đồng có thể kèm theo phụ lục. Điều này có nghĩa là phụ lục là một bộ phận không bắt buộc phải có của hợp đồng

=> Khi các chủ thể muốn làm rõ hơn các điều khoản trong hợp đồng thì có thể làm phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

Khi ký phụ lục hợp đồng xây dựng, các bên cần chú ý nội dung của phụ lục để xem xét nội dung này có trái với nội dung trong hợp đồng hay không

Bên cạnh đó, điều 37 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định trong một số trường hợp sau phải ký bổ sung phụ lục:

  • Đối với hợp đồng trọn gói: Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).

Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.

  • Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.

3. Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng xây dựng

Hiện nay pháp luật chưa quy định nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên phụ lục hợp đồng xây dựng là một bộ phận của hợp đồng xây dựng, nên bạn đọc có thể tham khảo nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng được quy định tại điều 36 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

  • Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
  • Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và trường hợp bất khả kháng.
  • Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp các quy định liên quan phụ lục hợp đồng xây dựng. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 2.356
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm