Giáo viên tái hôn được sinh thêm mấy con?

Giáo viên tái hôn thì được sinh thêm tối đa mấy con? Đây là thắc mắc của không ít giáo viên nữ khi có nguyện vọng đi bước nữa. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ một số quy định về việc sinh thêm con đối với giáo viên nữ tái hôn, mời các bạn cùng tham khảo.

Sinh con thứ ba trước kia là điều bị cấm, bị phạt, bị kỷ luật đối với Đảng viên, công chức viên chức... nhưng hiện nay các quy định pháp lý đang theo hướng mở hơn về vấn đề này. Tuy nhiên tùy theo quy định về sinh con thứ 3 của từng cơ sở sẽ có những chế tài khác nhau. Dưới đây là một số thông tin về quy định sinh thêm con đối với các giáo viên nữ tái hôn, các bạn có thể tham khảo để không vi phạm các chính sách về dân số.

Quy định về sinh thêm con đối với giáo viên tái hôn

Câu hỏi: Cho em hỏi em là giáo viên mầm non trường công lập nhà nước. Em lập gia đình năm 2015 và đã có 1 con. Sau đó em ly hôn. Hiện tại nếu em lập gia đình mới em sẽ sinh được bao nhiêu con ạ?

Trước tiên nếu bạn đang là Đảng viên nên nếu có những hành vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về xử lý kỷ luật đảng viên.

" Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Thắc mắc của bạn liên quan đến việc vợ chồng bạn được sinh thêm bao nhiêu người con nên thuộc phạm vi nội dung của Khoản 1 Điều 27 nêu trên, và những trường hợp không được coi là vi phạm khoản 1 nêu trên được quy định cụ thể tại Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW năm 2013 như sau:

“c) Những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình:

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).

+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh".

– Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”).”

Theo đó, hiện nay bạn đã tái hôn và có con riêng với người chồng trước nên bạn được phép:

+ Sinh thêm một con nếu người chồng hiện tại của bạn cũng đã có con riêng trước khi kết hôn với bạn.

+ Sinh thêm một hoặc hai con nếu người chồng hiện tại của bạn không có con riêng.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền sinh thêm con sau khi tái hôn mà không bị xử lý kỷ luật, đồng thời số con sinh thêm tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của gia đình bạn như phân tích ở trên.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
1 8.724
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi