Giải đáp chính sách đối với cán bộ, công chức tại thôn, xã đặc biệt khó khăn

Tải về

Giải đáp chính sách đối với cán bộ, công chức tại thôn, xã đặc biệt khó khăn

Những giải đáp thắc mắc thường gặp về chính sách đối với cán bộ, công chức tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ được HoaTieu.vn tổng hợp qua bài viết dưới đây. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

HoaTieu.vn xin tổng hợp một số giải đáp thắc mắc thường gặp về chính sách đối với cán bộ, công chức tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn:

STT

Câu hỏi

Giải đáp

01

Xem danh sách thôn xã thuộc vùng khó khăn ở đâu?

Bà Nguyễn Thị Hoa hỏi: Tôi muốn kiểm tra xem xã mình công tác có thuộc danh sách được hưởng chế độ tại vùng kinh tế khó khăn hay không thì phải xem ở đâu?

Bà Hoa có thể tham khảo các Quyết định sau đây:

- Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020

- Quyết định 900/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020

- Quyết định 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020

- Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020

- Quyết định 1559/QĐ-TTg năm 2016 tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020

02

Có được hưởng nhiều loại phụ cấp cùng loại?

Tháng 9/2014, tôi được Chi cục Thuế huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên điều động công tác từ Văn phòng Chi cục đến các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của huyện. Theo quy định, người đến công tác tại các xã này được hưởng mức phụ cấp khu vực là 0,4. Tuy nhiên, hàng tháng cơ quan chỉ tính cho tôi hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và cắt hưởng phụ cấp khu vực, với lý do căn cứ Điều 3 Nghị định 116/2010/NĐ-CP, tôi đã hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng nên không được hưởng phụ cấp khu vực. Tôi đề nghị giải đáp, đơn vị tính hưởng chế độ phụ cấp cho tôi như vậy có đúng quy định không?

Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc và phụ cấp thu hút quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ là 2 loại phụ cấp khác nhau. Theo đó, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi áp dụng phụ cấp khu vực và phụ cấp thu hút thì được hưởng cả 2 loại phụ cấp nên trên.

03

Chế độ đối với kế toán vùng đặc biệt khó khăn

Tôi là kế toán trường tiểu học trên địa bàn đặc biệt khó khăn, vậy tôi có được hưởng chế độ theo NĐ 19/2013/NĐ-CP không?

Ngày 23/3/2013, Chính phủ ban hành Nghị Định số 19/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Theo khoản 1, Điều 1 Nghị định này quy định: Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và bổ sung Khoản 3 Điều 2 như sau: “Điều 2. Đối tượng áp dụng: 2. Vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Nghị định này bao gồm: a) Các huyện đảo: Trường Sa, Hoàng Sa; b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 3. Các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn”. Với quy định trên và theo thư bạn viết, bạn đang công tác tại trường tiểu học nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được Nhà nước công nhận; do đó để được hưởng các chế độ chính sách như: Phụ cấp thu hút, thời hạn luân chuyển và trợ cấp lần đầu thì bạn cần thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 1 Nghị định 19/2013/NĐ-CP.

(Theo Theo Cổng TTĐT Ủy ban dân tộc)

04

Chế độ đối với giáo viên đã nghĩ hưu tại khu vực III

Tôi là Đoàn Thị Viện, hiện là giáo viên Trường Tiểu học Lê Lợi Xã IaKrai huyện IaGrai tỉnh Gia Lai. Nơi tôi công tác thuộc vùng 3, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tôi công tác ở đó từ ngày 25/8/1979 - 1/9/2013 tôi được nghỉ hưu. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Trường hợp của tôi có được thanh toán theo nghị định 116 không?

Theo Điều 8 Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quy định về trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu. Cụ thể như sau:

1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: Mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.

3. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính; b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác; c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm công tác. Theo thư bạn viết và căn cứ vào quy định trên, trường hợp của bạn đủ điều kiện được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (chế độ hưởng được quy định theo khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

(Theo Cổng TTĐT Ủy ban dân tộc)

05

Cán bộ không chuyên trách tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn có được hưởng chế độ không?

Tôi là cán bộ xã, đang công tác tại xã vùng II của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Xã tôi có 25 bản và 01 tiểu khu, trong đó có 14 bản đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xã không thuộc xã đặc biệt khó khăn). Cơ quan tôi đang công tác được đóng trên địa bàn của bản đặc biệt khó khăn. Xin được hỏi: Với những cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách ở cơ quan tôi có được hưởng chính sách hỗ trợ của chính phủ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, của Chính phủ không? Hiện nay cùng đóng trên địa bàn bản đặc biệt khó khăn còn có 3 trường THCS, tiểu học và mầm non, các đơn vị trên hiện đã được hưởng. Trong khi đó đối tượng được hưởng theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP là cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan hành chính sự nghiệp như nhau.

Ngày 24 tháng 12 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số: 116/2010/NĐ-CP quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định. Theo đó Nghị định này quy định về về phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm: a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1; b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định này quy định, cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định các đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định này bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn; Như vậy theo quy định trên và theo thư bạn viết, những cán bộ công chức đang công tác tại bản có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó sẽ được hưởng các chế độ chính sách được quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Với những cán bộ không chuyên trách, nếu như họ thuộc đối tượng là cán bộ công chức được quy định tại Luật Công chức thì họ sẽ được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định này.

(Theo Cổng TTĐT Ủy ban dân tộc)

Đánh giá bài viết
1 1.915
Giải đáp chính sách đối với cán bộ, công chức tại thôn, xã đặc biệt khó khăn
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm