Quyết định 1437/QĐ-TTg Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài

Tải về

Quyết định 1437/QĐ-TTg - Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài

Quyết định 1437/QĐ-TTg Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài ban hành ngày 19/07/2016. Mục tiêu của Quyết định là đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài nhằm bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nòng cốt cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đất nước.

Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL về biểu diễn và các bản ghi âm, ghi hình chương trình nghệ thuật, thời trang, sắc đẹp

Nghị định 15/2016/NĐ-CP Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang

Quyết định tăng bồi dưỡng biểu diễn trong lĩnh vực nghệ thuật số 14/2015/QĐ-TTg

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1437/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2030"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 859/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020"; Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020"; Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020";

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu chung

  • Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài nhằm bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nòng cốt cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2030, lựa chọn và cử đi đào tạo ở nước ngoài 300 cử nhân, 180 thạc sĩ, 50 tiến sĩ; 40 người có trình độ trung cấp và bồi dưỡng ngắn hạn cho khoảng 360 người là giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật toàn quốc theo các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án.

2. Lĩnh vực và ngành đào tạo: Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật thuộc 06 lĩnh vực và 01 ngành, gồm: âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, múa, xiếc, lý luận và sáng tác văn học.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu tuyển sinh, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài từ năm 2017 và bảo đảm khóa đào tạo, bồi dưỡng cuối cùng hoàn thành vào năm 2030 khi Đề án kết thúc.

4. Đối tượng và trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Đào tạo trình độ đại học cho các đối tượng sau đây:

  • Học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong nước đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện hoặc đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế;
  • Lưu học sinh đã tốt nghiệp trung cấp tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài theo Đề án này được cơ sở đào tạo trong nước cử đi học trung cấp đề nghị dự tuyển trình độ đại học;
  • Học sinh, sinh viên xuất sắc thuộc chương trình đào tạo tài năng tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật được lựa chọn để gửi đi đào tạo ở nước ngoài với cùng trình độ hoặc trình độ cao hơn.

b) Đào tạo trình độ thạc sĩ cho các đối tượng sau đây:

  • Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên của cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trong nước được cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ;
  • Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong nước có nguyện vọng đi học tập ở nước ngoài để về làm giảng viên, nghiên cứu viên cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật;
  • Lưu học sinh đã tốt nghiệp đại học tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài theo Đề án này được cơ sở đào tạo trong nước cử đi học đại học đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ.

c) Đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên hoặc các đối tượng là lưu học sinh tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài với kết quả học tập đạt loại xuất sắc và được cơ sở đào tạo nước ngoài nhận đào tạo chuyển tiếp trình độ tiến sĩ.

d) Đào tạo trình độ trung cấp cho đối tượng học sinh văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc có năng khiếu, tài năng đặc biệt cần sớm phát hiện để đào tạo, bồi dưỡng.

đ) Cử đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn cho các đối tượng sau đây:

  • Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh trong nước cần đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài nhằm phục vụ phát triển chuyên sâu một hướng nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
  • Văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật trong nước đoạt giải tại các cuộc thi, liên hoan trong nước và quốc tế đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn tại các đơn vị nghệ thuật ở nước ngoài để nâng cao trình độ biểu diễn.

5. Cơ sở nước ngoài gửi đi đào tạo:

Lựa chọn các cơ sở đào tạo uy tín, có thế mạnh đào tạo về văn hóa nghệ thuật thuộc các lĩnh vực và ngành đào tạo của Đề án ở các nước tiên tiến như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác, trong đó ưu tiên gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo đã ký thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về việc hỗ trợ kinh phí cho lưu học sinh Việt Nam.

6. Chỉ tiêu đào tạo:

Tổng chỉ tiêu đào tạo của Đề án là 930 người, cụ thể như sau:

a) Trình độ đại học, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2026, mỗi năm khoảng 30 người;

b) Trình độ thạc sĩ, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2028, mỗi năm khoảng 15 người;

c) Trình độ tiến sĩ, tuyển sinh từ năm 2019 đến năm 2026, mỗi năm khoảng 06 người;

d) Trình độ trung cấp, tuyển sinh từ năm 2017 đến năm 2024, mỗi năm khoảng 05 người;

đ) Cử đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn từ năm 2018 đến năm 2029, mỗi năm khoảng 30 người.

Trong quá trình thực hiện Đề án, tùy thuộc vào tình hình thực tế có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm quy mô, chỉ tiêu tuyển sinh và đào tạo hàng năm nhưng không vượt quá 15% chỉ tiêu đào tạo hàng năm và bảo đảm tổng chỉ tiêu không vượt quá số lượng quy định.

Đánh giá bài viết
1 173
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm