Thông tư 48/2016/TT-BTTTT cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm

Thông tư 48/2016/TT-BTTTT - Cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm

Thông tư 48/2016/TT-BTTTT hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động báo in, báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang báo điện tử, xuất bản phụ trương, bản tin, đặc san được ban hành ngày 26/12/2016. Thông tư 48/2016/TT-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2017, thay thế Thông tư 16/2010/TT-BTTTT ; Thông tư 33/2011/TT-BTTTT ; Quyết định 3865/QĐ-BVHTT và Quyết định 53/2003/QĐ-BVHTT.

Công văn 3730/TCT-CS về chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 48/2016/TT-BTTTTHà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ, XUẤT BẢN THÊM ẤN PHẨM, MỞ CHUYÊN TRANG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ, XUẤT BẢN PHỤ TRƯƠNG, XUẤT BẢN BẢN TIN, XUẤT BẢN ĐẶC SAN

Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san theo quy định tại Điều 18, Điều 20, Điều 31, Điều 34, Điều 35 Luật báo chí.

Điều 2. Đối tượng được đề nghị cấp giấy phép

1. Các đối tượng được thành lập cơ quan báo chí quy định tại Điều 14 Luật báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật báo chí được đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, mở chuyên trang của báo điện tử, xuất bản phụ trương.

2. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật báo chí được đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin.

3. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 35 và khoản 1 Điều 56 Luật báo chí được đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san.

Điều 3. Thẩm quyền cấp giấy phép

1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử; cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Báo chí cấp giấy phép xuất bản phụ trương; cấp giấy phép chuyên trang của báo điện tử; cấp giấy phép xuất bản đặc san; cấp giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức của trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

3. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp giấy phép kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Thời gian xem xét việc cấp giấy phép được tính kể từ ngày cơ quan cấp giấy phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép.

Chương II

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO IN, XUẤT BẢN THÊM ẤN PHẨM, XUẤT BẢN PHỤ TRƯƠNG

Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động báo in

1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in (gồm báo in, tạp chí in) gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in (Mẫu số 01);

b) Đề án hoạt động báo in có xác nhận của cơ quan, tổ chức, gồm các nội dung sau:

  • Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
  • Trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Luật báo chí và các tài liệu kèm theo;
  • Kết cấu và các nội dung chính của ấn phẩm.

c) Danh sách dự kiến nhân sự của báo in (Mẫu số 02);

d) Sơ yếu lý lịch người dự kiến là tổng biên tập (Mẫu số 03);

đ) Mẫu trình bày tên gọi của ấn phẩm báo chí có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in.

2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo in (Mẫu số 09); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in

1. Cơ quan báo chí thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật báo chí phải gửi văn bản thông báo đến Cục Báo chí và Sở Thông tin và Truyền thông (đối với cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.

2. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Báo cáo đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích theo giấy phép (đối với trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích);

c) Mẫu trình bày tên gọi của cơ quan báo chí có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan báo chí).

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp phép (Mẫu số 10); trường hợp từ chối cấp, Bộ Thông tin và Truyền thông phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản kèm theo mẫu trình bày tên ấn phẩm báo chí dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp cơ quan báo chí muốn thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên ấn phẩm báo chí) đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận việc thay đổi.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét giải quyết việc thay đổi của cơ quan chủ quản báo chí; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 7. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép, thay đổi nội dung giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí

1. Cơ quan báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 Luật báo chí có nhu cầu xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí (Mẫu số 04);

c) Đề án xuất bản ấn phẩm báo chí có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí, gồm các nội dung sau:

  • Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
  • Trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật báo chí và các tài liệu kèm theo;
  • Kết cấu và các nội dung chính của ấn phẩm;

d) Mẫu trình bày tên gọi của ấn phẩm có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản ấn phẩm báo chí (Mẫu số 11). Trường hợp từ chối cấp, Bộ Thông tin và Truyền thông phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Việc thay đổi những nội dung ghi trong giấy phép xuất bản ấn phẩm báo chí được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 8. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép, thay đổi nội dung giấy phép xuất bản phụ trương

1. Cơ quan báo chí có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 Luật báo chí có nhu cầu xuất bản phụ trương, cơ quan chủ quản báo chí gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí. Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản báo chí;

b) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản phụ trương (Mẫu số 04);

c) Đề án xuất bản phụ trương có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí, gồm các nội dung sau:

  • Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
  • Trình bày việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Luật báo chí và các tài liệu kèm theo;
  • Kết cấu và các nội dung chính của phụ trương;

d) Mẫu trình bày tên gọi của phụ trương có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản phụ trương (Mẫu số 12); trường hợp từ chối cấp, Cục Báo chí phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Việc thay đổi những nội dung ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 551
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo