Thông tư 14/2016/TT-BKHCN về hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

Thông tư 14/2016/TT-BKHCN - Hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

Ngày 30/6/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 14/2016/TT-BKHCN về quản lý các hoạt động cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Thông tư 14/2016/TT-BKHCN có hiệu lực ngày 01/11/2016.

Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành khoa học

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV về bổ nhiệm, xếp lương viên chức ngành khoa học và công nghệ

Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2016/TT-BKHCNHà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CHO VAY TỪ NGUỒN VỐN CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;

Theo đề nghị của Giám đốc Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quản lý các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc quản lý các hoạt động cho vay từ nguồn vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này được áp dụng đối với:

1. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.

2. Tổ chức và cá nhân có nhu cầu được vay vốn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Quỹ là viết tắt của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.

2. Khách hàng là tên gọi chung cho tổ chức và cá nhân có nhu cầu và được vay vốn từ nguồn vốn của Quỹ.

3. Ngân hàng nhận ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Quỹ ủy thác thực hiện hoạt động cho vay.

4. Ủy thác cho vay là việc Quỹ giao cho Ngân hàng nhận ủy thác thực hiện một số hoạt động liên quan đến việc cho vay đối với khách hàng vay vốn của Quỹ theo quy định của pháp luật.

5. Hợp đồng nhận ủy thác và ủy thác cho vay (sau đây gọi tắt là Hợp đồng ủy thác) là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên nhận ủy thác hoạt động cho vay và Quỹ nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc ủy thác và nhận ủy thác hoạt động cho vay.

Điều 4. Nguyên tắc chung về việc cho vay

1. Quỹ thực hiện cho vay đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là dự án) theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 23/2014/NĐ-CP) và các văn bản có liên quan.

2. Quỹ thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng) để xét chọn các dự án đề nghị vay vốn theo nguyên tắc công khai, bình đẳng; việc thẩm định tín dụng và các nghiệp vụ liên quan được ủy thác cho một tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện.

3. Các dự án đề nghị được vay vốn không đồng thời nhận các tài trợ, hỗ trợ từ các nguồn Ngân sách Nhà nước khác cho các nội dung xin vay vốn tại Quỹ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

4. Khách hàng vay vốn của Quỹ phải cung cấp hồ sơ chứng minh dự án đã được phê duyệt, chứng minh năng lực tài chính để thực hiện dự án, tính hiệu quả kinh tế của dự án, có khả năng hoàn trả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn; cung cấp hồ sơ về tài sản bảo đảm tiền vay và tự chi trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến các thủ tục trên.

5. Khách hàng vay vốn của Quỹ phải bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn.

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Điều 5. Đối tượng và điều kiện được xem xét vay vốn

1. Đối tượng được vay vốn từ nguồn vốn của Quỹ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP.

2. Khách hàng vay vốn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện dự án vay vốn theo quy định;

c) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;

d) Tại thời điểm đề nghị vay vốn, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

đ) Có vốn tự có tham gia thực hiện dự án tối thiểu là 20% tổng vốn đầu tư của dự án.

3. Dự án vay vốn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả xác nhận đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường);

b) Công nghệ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của khách hàng và không thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc danh mục công nghệ cấm chuyển giao;

c) Sản phẩm của dự án được sản xuất và lưu hành theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Tiêu chí xác định lãi suất cho vay và nội dung được vay vốn

1. Tiêu chí xác định lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của Khoản 3 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

a) Cho vay không lấy lãi đối với các dự án đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu ở mức "đạt" trở lên và được cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả;
  • Dự án tạo việc làm, thu nhập cho ít nhất 500 (năm trăm) lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự án tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

b) Cho vay với lãi suất bằng 70% lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ được áp dụng đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu ở mức "đạt" trở lên và được cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả;

c) Cho vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ được áp dụng đối với các dự án ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ nước ngoài phù hợp với Luật chuyển giao công nghệ.

2. Các nội dung thực hiện dự án được xem xét cho vay bao gồm: mua nguyên, nhiên, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng; mua máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; mua bí quyết công nghệ, chuyển giao công nghệ; thuê chuyên gia trong và ngoài nước.

Điều 7. Bảo đảm tiền vay

1. Khoản đề nghị vay vốn phải có bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 100% giá trị khoản vay.

2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được chấp nhận là một trong hai trường hợp sau:

a) Bảo lãnh ngân hàng;

b) Thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, phương tiện vận tải, máy móc, dây chuyền thiết bị (bao gồm tài sản hiện hữu hoặc tài sản hình thành trong tương lai). Tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay phải có nguồn gốc xuất xứ, được tổ chức định giá tài sản có uy tín (thuộc danh mục do Bộ Tài chính công bố) thẩm định, được phép giao dịch, có thanh khoản, không bị tranh chấp và được mua bảo hiểm mọi rủi ro trong suốt thời gian bảo đảm.

3. Trình tự và thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay và hợp đồng bảo đảm đã ký.

Đánh giá bài viết
1 97
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi