Công văn 3730/TCT-CS về chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Công văn 3730/TCT-CS - Chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn 3730/TCT-CS giới thiệu Thông tư liên tịch (TTLT) 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Công văn này có hiệu lực ngày 18/08/2016.

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV về bổ nhiệm, xếp lương viên chức ngành khoa học và công nghệ

Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đào tạo qua mạng

Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3730/TCT-CS
V/v giới thiệu Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC về nội dung chi
và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2016

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (gọi tắt là TTLT 12). Tổng cục Thuế giới thiệu một số nội dung tại TTLT 12 như sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1)

  • Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
  • Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Về hình thức tổ chức của Quỹ (Điều 3)

Quỹ có thể tổ chức dưới một trong hai hình thức như sau:

  • Thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.
  • Không thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của doanh nghiệp kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.

Trước đây, tại Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (gọi tắt là Thông tư số 15) quy định: Quỹ là một bộ phận, không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp.

3. Về nguồn hình thành Quỹ (Điều 4)

- Nguồn hình thành Quỹ: Quỹ được hình thành từ 02 nguồn:

  • Thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ tính thuế;
  • Điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ xuống Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên; điều chuyển từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty, công ty mẹ.

- Mức trích lập Quỹ từ thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế:

  • Đối với doanh nghiệp Nhà nước: trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ để lập Quỹ;
  • Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước: Tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ.

Trước đây, tại Thông tư số 15 quy định: Doanh nghiệp tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế trong kỳ.

- Ngoài ra, có bổ sung quy định việc điều chuyển Quỹ không áp dụng đối với một số trường hợp như sau:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài điều chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài;
  • Công ty mẹ ở Việt Nam điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài.

4. Về trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân quản lý Quỹ (Điều 5)

  • Tại Điều này quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của Quỹ như: Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phê duyệt kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Quỹ, kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và chi hoạt động quản lý Quỹ; Kiểm tra, tổ chức đánh giá việc thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí của Quỹ; Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định việc điều chuyển nguồn giữa các Quỹ...

5. Về hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Điều 6)

  • Tại Điều này quy định cụ thể về thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng, thành phần và tiêu chí của các thành viên Hội đồng, nguyên tắc làm việc của Hội đồng và quy trình đánh giá xét chọn, nghiệm thu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

6. Về thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 7)

Tại Điều này quy định nguồn vốn của Quỹ dùng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau:

  • Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh;
  • Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thực hiện theo Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được chi cho các nội dung đã được Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp thẩm định và theo quy định tại Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ; Định mức chi cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp xây dựng, quyết định ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật; Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định tại Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và được quyền áp dụng theo quy định của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

7. Về hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Điều 8)

  • Tại Điều này quy định cụ thể các khoản hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp như: Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu: Mua máy móc, thiết bị; Trả tiền công, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi cho các hoạt động sáng kiến; Chi cho đánh giá, thử nghiệm, kiểm chuẩn; chi phí quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ; Các khoản chi nghiên cứu thực hiện dự án, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhưng sản phẩm mới không tiêu thụ được hoặc các dự án này không tiếp tục triển khai và được Hội đồng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp xác định vì nguyên nhân khách quan.

8. Về đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (Điều 9)

  • Tại Điều này quy định cụ thể về đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, gồm: Nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ và dự toán cho hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ; Nội dung chi và định mức chi cho các hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ.

9. Về hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ (Điều 10).

  • Tại Điều này quy định các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; quy định hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ; quy định các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ được nhà nước khuyến khích, ưu tiên.
  • Trước đây, tại Thông tư số 15 chỉ quy định chi phí cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp trong nước thuộc khoản hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

10. Bổ sung quy định về nội dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ (Điều 11)

  • Bổ sung quy định về nội dung chi phục vụ hoạt động quản lý Quỹ (như chi lương và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định; Chi phụ cấp cho các cán bộ kiêm nhiệm; Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có); ...) và quy định định mức chi hoạt động quản lý Quỹ và tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ do cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định.
Đánh giá bài viết
1 213
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo