Điểm mới Luật sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Nằm trong Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, chiều 22/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Mời các bạn cùng theo dõi.
Luật sửa đổi, bổ sung 04 Điều của Luật Tổ chức Chính phủ (gồm Điều 23, Điều 28, Điều 32 và Điều 40); trong đó bổ sung một số quyền cho Thủ tướng; bổ sung quy định Chính phủ quyết định số lượng biên chế tối thiểu trong các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện… HoaTieu.vn đã cập nhật bản mới nhất của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, mời các bạn cùng tham khảo:
Điểm mới Luật tổ chức chính phủ, chính quyền địa phương sửa đổi 2019
1. Chính phủ quyết định số lượng biên chế tối thiểu
Điều 23 của Luật Tổ chức Chính phủ được sửa đổi, bổ sung theo hướng Chính phủ có thêm một số quyền như:
- Quyết định số lương biên chế tối thiểu để tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh;
- Quyết định quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quy định số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh...
2. Thủ tướng Chính phủ có thêm một số quyền
Luật sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ bổ sung một số quyền cho Thủ tướng. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ có thêm thẩm quyền:
- Chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức
- Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBND cấp tỉnh
- Thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp lãnh đạo Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có 01 quốc tịch Việt Nam
Đây là nội dung mới được bổ sung vào Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) phải đáp ứng điều kiện có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, tức là có thể là người mang nhiều quốc tịch nhưng trong đó phải có quốc tịch Việt Nam.
4. Giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Luật sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương là giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Trong đó:
- Hội đồng nhân dân tỉnh:
+ Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 500.000 dân trở lên có tối đa 75 đại biểu (trước là 85 đại biểu)
+ Tỉnh còn lại có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 01 triệu dân trở lên được bầu không quá 85 đại biểu (trước là 95 đại biểu)
- Hội đồng nhân dân huyện:
+ Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 35 đại biểu; trên 40.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu)
+ Huyện còn lại có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; trên 80.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước là 40 đại biểu).
- Hội đồng nhân dân xã:
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu.
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2000 dân đến dưới 3000 dân được bầu 19 đại biểu (trước là 20 đại biểu)
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có 3000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 3000 thì được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là 35 đại biểu)
+ Xã còn lại có từ 5000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5000 dân được bầu tối đa 30 đại biểu (trước là 35 đại biểu).
5. Tăng số lượng Phó Chủ tịch của xã loại II
Luật sửa đổi cũng thay đổi cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đó, cho phép xã loại II được có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã (trước đây chỉ có 01 Phó Chủ tịch); Xã loại I vẫn có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã và xã loại III vẫn chỉ có 01 Phó Chủ tịch xã như trước đây.
6. Không còn khái niệm “họp bất thường”
Ở cả Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khái niệm “họp bất thường” đã được sửa đổi thành “họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất hoặc họp chuyên đề”.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Xem thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thông tư 185/2019/TT-BQP dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C thì sẽ dùng chứng chỉ nào?
Nghị quyết 117/NQ-CP 2019 phiên họp Chính phủ tháng 11/2019
Có thể không được hưởng viên chức suốt đời dù được tuyển dụng trước 1/7/2020
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
Luật Thư viện số 46/2019/QH14
Quyết định 1804/QĐ-TTg 2019 - Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030
Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần mới nhất năm 2025
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Bị ốm nặng có được xin miễn sinh hoạt Đảng không?
Yêu cầu cơ bản về đạo đức nhà giáo trong bối cảnh mới 2025
Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người em sẽ làm gì?
Người về hưu sớm hưởng lương thế nào?
Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì 2025?
Người dân không được ghi âm, ghi hình CSGT kể từ 15/11/2024