Dấu hiệu nhận biết mắc Covid-19 biến chủng Delta

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19

Ngày 6/10/2021 mới đây Bộ y tế đã ban hành Quyết định 4689/QĐ-BYT 2021 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Theo đó sẽ có một số nội dung mới cập nhật so với các hướng dẫn đã ban hành trước đó, trong đó có dấu hiệu nhận biết nhiễm Covid-19 biến chủng delta.

Trong những ngày gần đây tình hình dịch bệnh Covid19 trên toàn quốc đang có chiều hướng gia tăng ca nhiễm mới, trong đó số ca mắc trong cộng đồng đăng có tỷ lệ tăng cao. Số ca mắc trung bình trong ngày tăng mạnh so với thời gian thực hiện bình thường mới từ ngày 21-9 đến 10-10. Chính vì vậy Bộ y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm túc 5K, hạn chế tụ tập nơi đông người khi không cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mắc Covid19 chủng Delta mới nhất do Bộ y tế ban hành, Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm Covid-19 biến chủng delta mới nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc Covid-19 là từ 02 - 14 ngày, trung bình từ 05 - 07 ngày, nhưng thể delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

Ở giai đoạn khởi phát, các F0 nhiễm chủng alpha thông thường có các biểu hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng...

Còn với chủng mới delta, bệnh nhân sẽ đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ.

Tỷ lệ F0 phải cấp cứu do chủng delta cao hơn

Đối với thể delta, tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4,2% so với thể alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU (điều trị tích cực) và tử vong tăng hơn.

Ở thể alpha, 80% bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng thường khoảng 05 - 10 ngày, và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.

Giai đoạn hồi phục của người bệnh Covid-19

- Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 07 - 10 ngày, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài.

- Những trường hợp nặng: Biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 02 - 03 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng.

- Những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.

- Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2, gặp các rối loạn kéo dài: bệnh lý tự miễn, hội chứng thực bào...

Những điều cần biết về AY.4.2, biến thể COVID-19 có khả năng lây nhiễm mạnh hơn Delta

AY.4.2 - biến thể mới nhất của COVID-19, hiện đang được giới chuyên gia Anh theo dõi sát sao. Biến thể phụ của Delta này được cho là có khả năng lây nhiễm mạnh hơn cả Delta (biến thể chiếm ưu thế trên toàn cầu hiện nay) và làm giảm đáng kể hiệu quả của vaccine.

Ở thời điểm hiện tại, còn quá nhiều điều chưa biết về biến thể mới này, ngoại trừ việc nó là một biến thể phụ của Delta với tên gọi AY.4.2. Các chuyên gia y tế Anh cho biết hiện tại vẫn còn là quá sớm để biết biến thể này có gây lo ngại hơn Delta hay không. Chỉ biết rằng, các ca nhiễm AY.4.2 đang chiếm 6% ca nhiễm tại Anh, và hiện đã được tìm thấy ở một vài quốc gia như Mỹ, Nga và Israel.

Các báo cáo sơ bộ cho thấy, AY.4.2 có thể lây nhiễm mạnh hơn 10 - 15% so với Delta, nhưng hiện vẫn còn là quá sớm để nói rằng nó sẽ trở thành chủng ưu thế và khiến ca nhiễm gia tăng mạnh hơn ở Anh.

Biến thể mới nguy hiểm đến thế nào?

Cần nhớ rằng dù AY.4.2 đang được theo dõi, nó vẫn chưa được xếp vào hạng "biến thể được điều tra" hoặc "biến thể gây lo ngại" bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Có nghĩa, nó vẫn chưa được xác định có sở hữu gene đột biến gây ảnh hưởng đến đặc điểm của virus - như làm tăng khả năng lây nhiễm, tăng mạnh triệu chứng bệnh, hoặc né tránh được khả năng miễn dịch từ vaccine.

Hiện cũng chưa có bất kỳ số liệu nào xác nhận nó sẽ làm tăng khả năng lây lan, hoặc làm xuất hiện nhiều hơn các cụm lây nhiễm mới. Dẫu vậy, tình trạng này có thể thay đổi nếu như ngày càng xuất hiện nhiều ca nhiễm liên quan đến AY.4.2.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.886
0 Bình luận
Sắp xếp theo