Đáp án thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 Bình Định 2021
Câu hỏi thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Định
Cuộc thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Định được Viện KSND tỉnh Bình Định phối hợp với Đoàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định và Đoàn Trường THPT Nguyễn Thái Học phối hợp tổ chức. Sau đây là chi tiết thể lệ dự thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 cùng với gợi ý đáp án cuộc thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Định, mời các bạn cùng tham khảo.
- Bộ câu hỏi về bầu cử Hội đồng nhân dân và Quốc hội có đáp án
- Đáp án cuộc thi tìm hiểu về pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội
Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19
1. Đối tượng tham gia dự thi
- Công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Bình Định.
2. Hình thức cuộc thi
Cuộc thi tìm hiểu về dịch bệnh Covid-19 được tổ chức bằng hình thức trực tuyến thông qua trang tin điện tử của Viện KSND tỉnh Bình Định. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn in sẵn bộ câu hỏi để hỗ trợ cho người dự thi không có điều kiện tham gia dự thi bằng hình thức trực tuyến để nộp về Ban Tổ chức qua Bưu điện.
3. Một số quy định chung
- Một cá nhân chỉ được tham gia 01 bài dự thi.
- Người tham gia dự thi phải cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ, chính xác theo mẫu phiếu dự thi.
- Thành viên Ban Tổ chức không được tham gia dự thi.
4. Cách thức dự thi:
- Người dự thi truy cập vào trang tin điện tử VKSND tỉnh Bình Định để lấy Phiếu dự thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19. Phiếu dự thi gồm III phần:
+ Phần I. Thông tin cá nhân người dự thi: Người dự thi điền đầy đủ, trung thực thông tin theo mẫu.
+ Phần II. Phần trả lời Bộ câu hỏi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19: Phần này có 30 câu hỏi. Người tham gia dự thi phải trả lời đầy đủ 30 câu hỏi của Ban tổ chức đưa ra về phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Mỗi câu hỏi có nhiều đáp án trả lời. Câu hỏi có thể có duy nhất một đáp án đúng hoặc có nhiều đáp án đúng. Người tham gia dự thi trả lời câu hỏi trực tiếp trên file word bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống ở đầu câu trả lời tương ứng đối với câu trả lời mình cho là đúng.
* Cách tính câu trả lời đúng:Câu trả lời đúng là câu có đáp án trả lờitrùngkhớp với đáp án của Ban tổ chức đưa ra. Đối với câu hỏi có nhiều đáp án đúng thì tất cả các đáp án trả lời của câu đó phải trùng khớp với đáp án của Ban tổ chức đưa ra.
+ Phần III. Dự đoán số người tham gia cuộc thi: Phần này người dự thi điền số người tham gia cuộc thi mà mình dự đoán.
- Khi thực hiện xong cả ba phần trong phiếu dự thi nêu trên, người tham gia dự thi gửi bài dự thi của mình về Ban tổ chức, địa chỉ thư điện tử: btccuocthitimhieucovid19@gmail.com.Tiêu đề thư điện tử ghi rõ “Bài dự thi tìm hiểudịch bệnh Covid-19”.
* Đối với trường hợp không có điều kiện tham gia bằng hình thức trực tuyến như đã nêu trên thì người tham gia dự thi trả lời trực tiếp 30 câu hỏi vào phiếu dự thi mà Ban tổ chức đã cung cấp, nộp về Ban tổ chức (Qua Chi đoàn Viện KSND tỉnh Bình Định, địa chỉ số 04 Trần Cao Vân, P. Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thông qua Bưu điện. Ngoài bì thư ghi rõ “Bài dự thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19”.
* Người tham gia dự thi theo dõi đáp án và kết quả cuộc thi trên trang tin điện tử Viện KSND tỉnh Bình Định, địa chỉ https://vksbinhdinh.gov.vn.
5. Thời gian tổ chức cuộc thi
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 24/3/2020 đến hết ngày 10/4/2020.
- Thời gian tổng kết, trao giải: Trong tháng 4 năm 2020.
6. Cách xếp hạng và cơ cấu giải thưởng
* Cách xếp hạng:
- Dựa vào số câu trả lời đúng và đáp án dự đoán số người tham gia cuộc thi.
- Thứ tự xếp từ cao xuống thấp theo tiêu chí: số câu trả lời đúng nhiều nhất và có đáp án dự đoán đúng hoặc gần với số liệu thực tế từ Ban tổ chức công bố nhất. Trong trường hợp có từ 02 bài dự thi trở lên có cùng số câu trả lời đúng, thì căn cứ vào đáp án dự đoán, bài dự thi nào có đáp án dự đoán gần đúng nhất thì được xếp hạng trên. Trong trường hợp có từ 02 bài dự thi trở lên cùng số câu trả lời đúng và có đáp án dự đoán giống nhau, thì căn cứ vào thời gian Ban Tổ chức nhận bài dự thi, bài dự thi nào được Ban Tổ chức nhận sớm nhất sẽ được xếp hạng trên.
* Cơ cấu giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi tìm hiểu về dịch bệnh Covid-19 gồm:
- 01 giải nhất: Giấy chứng nhận và tiền mặt trị giá 1.000.000đ.
- 01 giải nhì: Giấy chứng nhận và tiền mặt trị giá 800.000đ.
- 01 giải ba: Giấy chứng nhận và tiền mặt trị giá 500.000đ.
- 07 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 100.0000đ.
Ban Tổ chức cuộc thi rất mong nhận được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mọi chi tiết xin liên hệ ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, số điện thoại: 0967.020.988 (Trong giờ hành chính)./.
2. Bài dự thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19
PHIẾU DỰ THI TÌM HIỂU DỊCH BỆNH COVID-19
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI DỰ THI
- Họ và tên:……………………………………..; Giới tính;……….…..năm sinh:…………….…;
- Đơn vị học tập; công tác:………………………………………………………………………….;
- Địa chỉ liên hệ:………………………………………; Email:………………; SĐT:………………….;
II. PHẦN TRẢ LỜI BỘ CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỀU DỊCH BỆNH COVID-19
1. Dịch Covid-19 là dịch bệnh gì?
Covid-19 là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Covid-19 là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, có nguy cơ lan rộng trong cộng đồng dân cư, có thể diễn tiến nặng gây suy hô hấp cấp, đe dọa tính mạng người bệnh có thể tiến triển đến tử vong.
Covid-19 là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp thường diễn tiến nặng ở những bệnh nhân lớn tuổi, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền kèm theo.
Tất cả các ý trên
2. SARS – CoV-2 là gì?
SARS – CoV-2 là một loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp cấp tính.
SARS – CoV-2 là một một chủng mới của virus Corona gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.
SARS – CoV-2 là xuất hiện đầu tiên tháng 12 năm 2019 tại TP. Vũ Hán – Trung Quốc, sau đó lan rộng ra toàn cầu.
SARS – CoV-2 là virus từng gây đại dịch SARS năm 2003.
3. Người bị nhiễm bệnh Covid-19 có biểu hiện gì?
Trong giai đoạn ủ bệnh không có biểu hiện gì đặc trưng, thậm chí không có biểu hiện gì cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm đường hô hấp cấp.
Đa số trường hợp người nhiễm virus gây bệnh Covid-19 không phát triển thành bệnh.
Khi phát bệnh, các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.
Rất hiếm khi bệnh diễn tiến nặng hoặc gây ra tử vong cho bệnh nhân.
4. Nhiễm bệnh Covid-19 bao lâu thì phát bệnh?
Thông thường từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc người bệnh và tùy thuộc vào từng người bệnh
Một số trường hợp có thể dài hơn đến 3 tuần.
Chỉ cần nhiễm virus thì có thể phát bệnh ngay.
Chưa có ghi nhận cụ thể về thời gian ủ bệnh.
5. Khi mắc Covid 19 nếu không được điều trị có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Nhẹ thì có thể tự khỏi.
Nặng có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển, suy chức năng các cơ quan dẫn tới tử vong.
Theo ghi nhận, tỷ lệ tử vong do Covid 19 là 20% người nhiễm bệnh.
Rất hiếm khi diễn tiến nặng hoặc tử vong nên không cần phải lo lắng
6. Có phải cứ ho, sốt là bị bệnh Covid-19 hay không?
Chỉ cần ho, sốt là nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2 ngay.
Người bị ho, sốt cần được cách ly ngay lập tức để tránh lây lan cho cộng cộng.
Ho, sốt là triệu chứng chung của các bệnh về đường hô hấp cấp tính do các tác nhân khác gây bệnh; các loại virus khác như virus cúm mùa, virus á cúm, virus hô hấp hợp bào…
Ho, sốt chỉ nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 khi người bệnh có yếu tốt dịch tể như đi qua vùng dịch, tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 trước đó...
7. Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Covid-19 chưa? Có vắc xin phòng bệnh chưa?
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức y tế khác chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nào cho bệnh Covid 19 cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh.
Việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ nâng đỡ thể trạng, sức đề kháng và điều trị triệu chứng.
Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị Covid 19.
Điều trị Covid 19 như một bệnh viêm phổi thông thường.
8. Bệnh Covid-19 lây truyền bằng cách nào?
Virus gây bệnh Covid-19 lây truyền từ người sang người qua không khí do tiếp xúc gần với người bệnh khi người bệnh hắc hơi, ho.
Virus gây bệnh Covid-19 lây truyền từ người sang người thông qua các cử chỉ thân mật như bắt tay, ôm hôn.
Virus gây bệnh Covid-19 lây truyền khi chạm tay vào đồ vật hay bề mặt có chứa virus Corona và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng mà không rửa sạch tay trước đó.
Cả ba đáp án trên.
9. Virus Corona tồn tại bao lâu trong môi trường tự nhiên?
Virus Corona tồn tại từ vài phút đến vài giờ sau khi ra khỏi cơ thể con người.
Virus Corona có thể tồn tại đến hàng tháng nếu bám vào bề mặt có nhiều dinh dưỡng.
Virus Corona có thể tồn tại tối đa vài giờ trong không khí hoặc vài ngày nếu bám vào một số bền mặt.
Virus Corona sẽ chết ngay sau khi rời khỏi cơ thể con người.
10. Virus Corona tồn tại ở đâu và gây bệnh như thế nào sau khi nhiễm?
Virus Corona bám vào bề mặt các tế bào niêm mạc đường hô hâp (có thể cả niêm mạc miệng, mắt) sau đó nhân lên và gây tổn thương cho tế bào và gây bệnh.
Virus Corona xâm nhập trực tiếp vào máu và gây bệnh cho con người.
Virus Corona thường tồn tại trong bề mặt các tế bào niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và có thể có trong máu người nhiễm.
Virus Corona có thể tồn tại hàng tháng trong cơ thể con người, đến khi sức đề kháng suy giảm sẽ phát triển và gây bệnh.
11. Virus gây bệnh Covid-19 gây bệnh cho cơ quan nào?
Gây bệnh cho đường hô hấp.
Có thể gây bệnh đường tiêu hóa và mắt.
Có thể tổn thương chức năng của các tạng khác như gan, thận…
Có thể gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
12. Dịch Covid-19 có thể lây lan trong trường học hoặc những nơi công cộng bằng cách nào?
Khi có một thành viên trong trường nhiễm virus gây bệnh Covid-19, người này phát tán virus ra ngoài làm ô nhiễm không khí và bề mặt xung quanh. Từ đó những người xung quanh hít phải không khí có virus hoặc chạm tay vào bề mặt có virus như sách vở, đồ dùng học tập, bàn ghế, quần áo, phương tiện vui chơi… rồi từ tay lây nhiễm lên vùng mặt và nhiễm bệnh.
Do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như bắt tay, ôm hôn...
Người vừa nhiễm virus Corona sẽ gây truyền virus cho người tiếp theo, và cứ như vậy sẽ lan lên theo cấp số nhân.
Một người bệnh chỉ có thể lây cho tối đa không quá 20 người.
13. Tại sao đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa được bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp?
Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có thể ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mầm bệnh phát tán ra không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị nhiễm bệnh.
Hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn khi cả người mang mầm bệnh và người không mang mầm bệnh cùng sử dụng khẩu trang.
Chỉ cần một trong hai người mang khẩu trang là được.
Mang khẩu trang đúng cách đảm bảo 100% không nhiễm bệnh cho dù tiếp xúc gần với người bị bệnh.
14. Bộ y tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở thời điểm nào?
Khi có các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở; khi chăm sóc hoặc tiếp xúc gần với người có triệu chứng ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở hoặc được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà;
Khi cách ly ở nhà riêng.
Khi đi ngoài đường.
Khi đến những nơi đông người.
15. Virus gây bệnh Covid-19 là virus gây bệnh đường hô hấp, tại sao rửa tay lại hạn chế được lây nhiễm mầm bệnh?
Tay người khi tiếp xúc với người bệnh, với các bề mặt và vật dụng quanh người bệnh có thể nhiễm virus gây bệnh và nếu vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ gây nhiễm bệnh nếu không được rửa tay sạch bằng dung dịch vệ sinh tay đặc hiệu.
Rửa tay có thể hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh Covid 19 nếu thực hiện đúng cách và đúng thời điểm.
Chỉ cần rửa tay bằng nước cũng có thể tiêu diệt được virus Corona.
Nên rửa tay bằng dung dịch có nồng độ Cồn từ 90 độ trở lên.
16. Khi nào phải rửa tay để hạn chế lây nhiễm virus gây bệnh Covid-19?
Sau khi lấy tay che mũi, miệng khi ho, hắt hơi;
Sau khi sờ, cầm, nắm vào các vật dụng xung quanh.
Nên rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thực phẩm, khi thấy tay bẩn…
Tất cả các thời điểm trên
17. Ngoài việc rửa tay sạch, cần thực hiện thêm thói quen gì với đôi tay để hạn chế lây nhiễm virus gây bệnh Covid-19?
Không cầm vào mặt trước trong suốt quá trình sử dụng cũng như mặt sau của khẩu trang đã sử dụng.
Không đưa bàn tay lên mặt, nhất là dụi mắt, ngoáy mũi hay cắn móng tay.
Hạn chế chạm tay vào các bề mặt có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ ô nhiễm mầm bệnh.
Tất cả đều đúng.
18. Bệnh Covid 19 có lây qua muỗi đốt hay không?
Virus Corona là virus gây bệnh đường hô hấp lây truyền chủ yếu qua giọt bắn khi người bị nhiễm ho hoặc hắc hơi.
Virus Corona có thể lây truyền qua muỗi đốt.
Virus Corona không thể lây truyền qua muỗi đốt.
Nước bọt của muỗi có khả năng tiêu diệt được virus Corona.
19. Nên phòng chống dịch bệnh Covid-19 khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng như thế nào?
Đeo khẩu trang đúng cách. Không khạc nhổ bừa bãi. Che mũi, miệng khi ho, hắt hơi.
Thông báo ngay cho cơ sở y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện hành khách có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
Phải rửa tay bằng các dung dịch sát khuẩn tay nhanh ngay sau khi chạm vào tất cả các đồ vật trên phương tiện giao thông công cộng.
Chỉ phòng tránh khi tham gia giao thông ở những khu vực đã có người nhiễm bệnh.
20. Có nên tránh bắt tay để không mắc Covid 19 không?
Không nên, đây là một tập quán của người Việt.
Có, nên hạn chế bắt tay để ngừa mắc Covid 19. Các virus gây bệnh Covid 19 có thể được truyền qua cái bắt tay, rồi sau đó bạn đưa tay lên mắt, mũi, miệng của mình.
Thay cho cái bắt tay, bạn có thể chào hỏi người khác bằng việc vẫy tay, gật đầu hoặc cúi chào...
Chỉ cần đứng gần người bệnh cũng bị truyền bệnh cho dù có bắt tay hay không.
21. Đeo găng tay cao su khi đến những nơi công cộng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc Covid 19 không?
Đeo găng tay cao su là một trong những cách hiệu quả giúp phòng ngừa Covid 19 khi đến những nơi công cộng
Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn tốt hơn so với đeo găng tay cao su.
Virus gây bệnh Covid 19 vẫn có thẻ bám trên găng tay cao su, và nếu sau đó bạn chạm tay lên mặt, virus có thể chuyển từ găng sang mặt và gây bệnh.
Nên sử dụng găng tay cao su khi chạm vào tiền, thẻ tín dụng...
22. Tắm nước nóng có giúp ngăn ngừa được bệnh Covid 19 không?
Có, chỉ cần thường xuyên tắm với nước nóng, có thể ngăn ngừa được bệnh Covid 19.
Virus Corona không chịu được nhiệt độ cao, do đó tắm bằng nước nóng sẽ giúp tiêu diệt virus.
Nhiệt độ cơ thể người bình thường duy trì từ 36,5 – 37oC, dù bạn có tắm nước nóng hay không.
Cách tốt nhất dể bảo vệ không mắc Covid 19 là thường xuyên rửa sạch tay. Bằng cách này, có thể loại bỏ virus có thể đang bám trên tay, do đó có thể tránh bị nhiễm nếu chạm tay vào mắt, mũi, và miệng.
23. Đeo khẩu trang y tế như thế nào là đúng cách?
Khi đeo đảm bảo tay sạch, luôn đeo mặt chống thấm ra ngoài, chỉnh thanh kim loại cho ôm sát mũi và quai đeo chắc chắn.
Khẩu trang phải trùm kín được mũi, miệng. Thời gian đeo khẩu trang dùng một lần khoảng 6 - 8 giờ.
Không sờ tay vào mặt ngoài trong suốt quá trình sử dụng. Khi tháo phải vệ sinh tay, dùng tay tháo dây đeo và chỉ cầm dây đeo bỏ vào thùng rác, không sờ vào mặt ngoài khẩu trang.
Tất cả các ý trên.
24. Khẩu trang vải có tác dụng dự phòng lây nhiễm virus gây bệnh Covid-19 không?
Có. Tuy nhiên hiệu quả bảo vệ thấp hơn khẩu trang y tế và có thể khác nhau tùy theo cấu tạo, cách sử dụng (đặc biệt là vấn đề tái sử dụng) và đối tượng sử dụng.
Không. Khẩu trang vải không đảm bảo che tránh được những vi khuẩn, hạt bụi siêu nhỏ.
25. Thuốc súc họng có tác dụng trong phòng chống Covid 19 không?
Thuốc súc họng có tác dụng sát khuẩn giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh.
Việc súc miệng sát khuẩn 2-4 lần mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm giữa người với người thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Súc miệng bằng chất sát trùng càng nhiều càng tốt, không gây hại gì cho cơ thể mà tránh được dịch.
Súc họng càng sâu càng tốt, việc có thể nuốt một ít nước súc họng không có vấn đề gì.
26. Sử dụng mạng xã hội như thế nào là đúng cách góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19?
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh tại cổng thông tin điện tử của Bộ y tế với tên miền https://moh.gov.vn/.
Không chia sẻ, bình luận, đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh. Thông tin về tình hình dịch bệnh được đăng tải trên các phương tiện mạng xã hội, đặc biệt là zalo, facebook cần phải được kiểm chứng chặt chẽ. Không nên chia sẻ khi thông tin chưa được kiểm chứng.
Tuyên truyền người thân, bạn bè cách thức vệ sinh cá nhân, cách thức phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tất cả các ý trên
27. Đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng (đối với cá nhân) theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng (đối với tổ chức) theo quy định tại khoản 3, Điều 64, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Việt Nam đã có quyền tự do ngôn luận nên có thể đăng bất cứ thông tin gì mình muốn.
28. Cố tình khai báo sai sự thật tình hình bệnh của mình nhằm trốn tránh cách ly phòng dịch Covid-19 có thể bị xử lý như thế nào?
Có thể bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng theo quy định tại khoản 2, Điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Người dân có quyền giữ những thông tin riêng hoặc nhạy cảm mà không cần phải khai báo.
29. Các hành vi nào cần được lên án, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật trong tình hình dịch bệnh Covid-19?
Tích trữ, nâng giá khẩu trang, dung dịch rửa tay và các dụng cụ y tế khác vượt quá mức giá nêm yết theo quy định.
Khai báo y tế không trung thực về lịch trình xuất, nhập cảnh; lịch trình đi lại, đối tượng tiếp xúc khi bị nghi ngờ tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 để cố tình trốn tránh việc cách ly y tế.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện hành vi phạm tội.
Tất cả các hành vi trên.
Câu 30. Những việc nên làm trong phòng chống dịch bệnh Covid-19?
Tuân thủ nghiêm và chia sẽ, tuyên truyền rộng rãi đến người thân, bạn bè và toàn xã hội cách thức phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra như: Quy trình vệ sinh cá nhân, cách thức sử dụng khẩu trang y tế và các biện pháp phòng tránh khác theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Không đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống về tình hình dịch bệnh, cũng như công tác phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng mà hãy tập trung tuyên truyền cách thức phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền những thành tựu y học của nước ta trong việc điều trị bệnh, những việc làm hay, thiết thực, có ý nghĩa, có hiệu quả; gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Khai báo chính xác tờ khai y tế; tuân thủ nghiêm các biện pháp cách ly của các cơ sở y tế.
Kịp thời tố giác các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Không du lịch, di chuyển đến những nơi đang có dịch nếu không thực sự cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi đến vùng có dịch, phải tuyệt đối thực hiện tốt các biện pháp bảo hộ và phải cách ly theo quy định.
Hạn chế tối đa việc tố chức các hoạt động tập trung đông người, hạn chế đến chỗ đông người.
Tất cả các điều trên.
Theo bạn, có bao nhiêu người tham gia dự thi?
DỰ ĐOÁN…………………Người
* Địa chỉ gửi bài dự thi về Ban tổ chức: btccuocthitimhieucovid19@gmail.com.
* Ngày kết thúc nhận bài dự thi: Ngày 10 tháng 04 năm 2020.
* Tổng kết, trao giải: Trong tháng 4 năm 2020.
Chi tiết phiếu dự thi mời các bạn sử dụng file Tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30 tháng 4 2024
Lời bài hát Chỉ là không cùng nhau - Tăng Phúc x Trương Thảo Nhi
Tên tiếng Anh hay cho nam
Súc sắc hay xúc xắc từ nào đúng chính tả?
Đáp án thi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX
Top 7 mẫu Bài thu hoạch Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đáp án thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 Bình Định 2021
109,2 KB 31/03/2021 5:16:34 CHGợi ý cho bạn
-
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai giáo viên THPT 2024
-
Đề xuất ý tưởng, sáng kiến nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028 của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?
-
Thể lệ cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
-
Hãy viết một bức thư cho ai đó để nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình
-
Biển báo nào dưới đây chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được phép đi vào?
-
(Tuần 2) Đáp án thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số Hà Giang 2024
-
Bài dự thi viết Biển, đảo trong trái tim tôi 2024
-
(Kỳ 7) Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 Báo Quân Đội
-
Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp
-
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27