Cách đọc thông tin ghi trên sổ đỏ sổ hồng
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở. Vậy các thông tin ghi trong sổ đỏ có ý nghĩa gì? Cùng HoaTieu.vn tham khảo cách đọc nội dung chi tiết sổ đỏ, sổ hồng trong bài viết sau đây.
Cách đọc thông tin sổ đỏ
1. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành, để ghi nhận quyền sử dụng đất, trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp… Khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất, thì phần nhà ở sẽ được ghi là tài sản gắn kết trên đất.
2. Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành trong đó ghi rõ sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung, được cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư. Sổ hồng có tên gọi tắt của giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
3. Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng
Tiêu chí | Sổ đỏ | Sổ hồng |
Ý nghĩa | Sổ đỏ là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003) | Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định: - Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; - Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005). |
Cơ quan ban hành | Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành | Do Bộ Xây dựng ban hành |
Màu sắc | Màu đỏ | Màu hồng nhạt |
4. Cách đọc thông tin trong sổ đỏ
Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
1. Trang 1 của Giấy chứng nhận
Trang 1 gồm:
- Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ;
- Mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
- Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trang 2 của Giấy chứng nhận
Trang 2 in chữ màu đen gồm:
- Mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
- Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
3. Trang 3 của Giấy chứng nhận
Trang 3 in chữ màu đen gồm:
- Mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất";
- Mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận".
4. Trang 4 của Giấy chứng nhận
Trang 4 in chữ màu đen gồm:
- Nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận";
- Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
5. Trang bổ sung của Giấy chứng nhận
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
- Dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận";
- Số hiệu thửa đất;
- Số phát hành Giấy chứng nhận;
- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận.
5. Vì sao cần phải xem sơ đồ thửa đất, quyền sử dụng đất?
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trước khi tiến hành các giao dịch mua bán bất động sản hay còn gọi là đất đai, nhà cửa chính là bạn cần biết cách xem sở đồ thửa đất, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hồng . Đây là khuyến cáo mà các chuyên gia đưa ra bởi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như sau:
- Sẽ giúp bạn tránh được thua thiệt khi có sự tranh chấp về đất đai trong quá trình sử dụng tài sản là nhà cửa, đất đai.
- Sử dụng bất động sản đúng với mục đích, không vi phạm pháp luật một cách lâu dài và đảm bảo nhất.
- Giúp bạn có thể lựa chọn những vị trí đất đai, nhà cửa hợp lý, có khả năng phát triển trong tương lai và có thể tăng giá trị sau đó.
- Tránh bị lừa đảo bởi những người môi giới bất động sản, mua phải đất không đúng mục đích sử dụng gây lãng phí về việc chuyển đổi về sau.
- Lựa chọn những địa điểm đắc lợi có thể giúp thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán nêu có, tránh mua phải những điểm nằm trong quy hoạch, giải tỏa…
Tham khảo thêm:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất phi nông nghiệp 2024
Quyền lợi thành viên trong gia đình khi có tên trong sổ đỏ
Nhà không có sổ đỏ khi giải tỏa đất có được đền bù không?
Đất quy hoạch, tranh chấp có được chuyển nhượng, cấp sổ đỏ không?
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho đất vườn, ao 2024
Đất không có Sổ đỏ có được xây nhà không 2024?
Đất khai hoang là gì? Có được cấp sổ đỏ, đền bù không?
Chi phí làm sổ đỏ 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024