Cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em

Cách điều trị F0 tại nhà cho trẻ em hay cách điều trị Covid19 tại nhà cho trẻ hiện đang là vấn đề được các phụ huynh quan tâm hàng đầu hiện nay khi mà tình hình dịch bệnh Covid19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Sau đây là hướng dẫn điều trị trẻ em bị nhiễm Covid19 tại nhà của Bộ y tế, Hoatieu xin chia sẻ để bạn đọc cùng tham khảo.

Ngày 22/02/2022 Bộ Y tế đã có Quyết định 405/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em.

1. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ mắc COVID-19

Có 05 mức độ lâm sàng đối với trẻ em mắc Covid-19 là:

(1) Trẻ nhiễm không có triệu chứng:

Là những trẻ được chẩn đoán xác định nhiễm Covid-19 nhưng không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào (đây là mức độ mới được bổ sung so với Hướng dẫn cũ ban hành kèm Quyết định 5155/QĐ-BYT).

(2) Trẻ nhiễm ở mức độ nhẹ: - Triệu chứng không điển hình: sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng của viêm phổi.

- Nhịp thở bình thường theo tuổi.

- Không có biểu hiện của thiếu oxy, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời.

- Thần kinh: trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường. - X-quang phổi bình thường.

Chú ý: Với trẻ có bệnh nền: béo phì, bệnh phổi mãn, suy thận mãn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh… cần theo dõi sát vì dễ diễn biến nặng.

(3) Trẻ nhiễm mức độ trung bình: Có triệu chứng viêm phổi nhưng không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng và rất nặng:

- Thở nhanh: < 02 tháng: ≥ 60 lần/phút; 02 - 11 tháng: ≥ 50 lần/phút; 01 - 05 tuổi: ≥ 40 lần/phút.

- SpO2: 94 - 95% khi thở khí trời.

- Thần kinh: tỉnh táo, mệt, ăn/bú/uống ít hơn.

- X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ (thường 02 đáy phổi).

(4) Trẻ nhiễm mức độ nặng: Có một trong các dấu hiệu sau:

- Trẻ có triệu chứng viêm phổi nặng, chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng:

+ Thở nhanh theo tuổi kèm ≥ 01 dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên (trẻ < 02 tháng), phập phồng cánh mũi.

+ Thần kinh: trẻ khó chịu, quấy khóc, bú/ăn/uống khó.

- SpO2: 90 - < 94% khi thở khí trời.

- X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ lan tỏa ≥ 50% phổi.

(5) Trẻ nhiễm mức độ nguy kịch: Có một trong các dấu hiệu sau:

- Suy hô hấp nặng SpO2 < 90% khi thở khí trời, cần đặt nội khí quản thông khí xâm nhập.

- Dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng:

+ Tím trung tâm;

+ Thở bất thường, rối loạn nhịp thở;

+ Thần kinh: ý thức giảm khó đánh thức hoặc hôn mê;

+ Trẻ bỏ bú/ăn hoặc không uống được;

- Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

- Huyết áp tụt, sốc, sốc nhiễm trùng, lactat máu > 02 mmol/L.

- Suy đa tạng.

- Cơn bão cytokin.

2. Cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị COVID-19

- Đối với các trẻ mắc ở mức độ nhẹ, các phụ huynh có thể điều trị tại nhà và dưới hướng dẫn của nhân viên y tế và cơ sở y tế địa phương.

Với những trẻ mắc COVID-19 với triệu chứng mức độ nhẹ, bé thường chơi tốt, ăn ngon, không có biểu hiện khó thở (nhịp thở bé nhanh, bé thở gắng sức, thở rên, co rút cơ hô hấp), có chỉ số SpO2 > 96%, cho bé thở khí trời.

- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, các phụ huynh chườm ấm cho bé và dùng thuốc hạ sốt theo đúng cân nặng (10 - 15mg/kg cân nặng/lần, các liều cách nhau 4 - 6 tiếng), với bé khó uống, gia đình có thể sử dụng thuốc dạng đạn đặt hậu môn hoặc dùng uống bằng bơm tiêm.

- Khi trẻ khó thở do tắc mũi, các phụ huynh nhỏ mũi bằng nước muối ấm khoảng 5 - 6 lần và dùng các lọ xịt (theo hướng dẫn của bác sĩ), nếu dùng máy hút mũi nên dùng nhẹ nhàng và hợp lý tránh tổn thương niêm mạc mũi trẻ: nên nhỏ nước muối ấm trước khi hút khoảng 5 phút

Riêng trẻ lớn mất khứu giác, gia đình nên cho con ngửi các mùi quen thuộc: chanh, bưởi, cam…

- Khi trẻ đau rát họng, họng đỏ, các phụ huynh có thể giúp bé làm sạch họng bằng nước muối sinh lý, mật ong ( bé lớn hơn 1 tuổi) hoặc thảo dược (3 - 5 lần/ngày).

- Nếu bé đi ngoài, kém ăn, mẹ có thể bổ sung men vi sinh và kẽm

- Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin D

- Tích cực cho bé uống nước orezol, nước ép hoa quả (ổi, cam…) để bổ sung chất khoáng

- Các bé đang bú mẹ thì phải tiếp tục bú và đảm bảo mẹ không bị lây chéo bằng cách đeo khẩu trang, kính che giọt bắn và sát khuẩn tay nhanh

- Cha mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng cho con 15 phút mỗi ngày (trẻ lớn) duy trì các thói quen tốt để giữ tinh thần lạc quan để cùng nhau chiến thắng đại dịch COVID-19

- Các bé cần được điều trị tại nhà hoặc cơ sở cách ly dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Mức độ trung bình khi trẻ có chỉ số SpO2 96%-94%. Theo đó, phụ huynh cần theo dõi chỉ số SpO2, tần số thở, nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ của con để báo cho nhân viên y tế để đưa ra hướng giải quyết cho các bé nhập viện

Mức độ nặng khi chỉ số SpO2 90% - 94%.

- Trẻ bỏ ăn, ăn kém, bỏ bú, chơi kém.

- Trẻ có biểu hiện viêm phổi nặng như: khó thở, môi tím, co rút cơ liên sườn.

Trong tình huống này, các phụ huynh cần ngay lập tức liên hệ với cơ quan y tế để có hướng dẫn nhập viện cho trẻ.

Các bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc COVID-19 tại bệnh viện

3. Những việc cần làm khi con mắc COVID-19

Bước 1: Phụ huynh hãy báo ngay cho y tế địa phương;

Bước 2: Kết với nhân viên y tế để được hỗ trợ

Bước 3: Nếu trẻ là F0 điều trị tại nhà: phụ huynh cần mua thuốc hạ sốt dạng bột, siro, viên đạn tùy tuổi của con. Orezol vị hoa quả cho dễ uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung các loại thảo dược như tía tô, hành, gừng tươi, sả.

Nếu trẻ phải vào viện cần chuẩn bị quần áo, đồ vệ sinh cá nhân đảm bảo trong 10-14 ngày, các nhóm thuốc điều trị triệu chứng, khẩu trang, nước sát khuẩn tay nhanh và bảo hiểm y tế, giấy giới thiệu CDC địa phương hoặc trạm y tế. Tránh mua thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Tại Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em, theo Bộ Y tế phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).

Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.

Chi tiết Quyết định 405/QĐ-BYT 2022 mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 4.946
0 Bình luận
Sắp xếp theo