4 quy định mới liên quan đến mọi giáo viên của Luật giáo dục 2019
Ngoài quy định chung về chính sách giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân, Luật Giáo dục 2019 còn có nhiều nội dung đáng chú ý khác liên quan đến giáo viên. Dưới đây là 4 điểm mới nổi bật liên quan đến giáo viên của Luật giáo dục sửa đổi, mời các bạn cùng theo dõi.
4 quy định mới của Luật Giáo dục 2019
1. Nghiêm cấm ép buộc học sinh học thêm để thu tiền
Tại Điều 22, Luật quy định 06 hành vi bị nghiêm cấm trong trường học, trong đó có một số hành vi giáo viên cần lưu ý như: Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học; Xuyên tạc nội dung giáo dục…
Đây là những quy định lần đầu tiên được đưa vào Luật Giáo dục 2019, trước đây Luật Giáo dục 2005 không hề đề cập đến mà chỉ được đề cập đến trong các văn bản dưới luật.
2. Yêu cầu cao hơn về trình độ chuẩn của giáo viên
Một thông tin quan trọng của Luật Giáo dục 2019 mà giáo viên cần lưu ý là kể từ ngày Luật này có hiệu lực (năm 2020), trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được yêu cầu cao hơn so với hiện nay.
Điều 72 của Luật này quy định như sau:
- Giáo viên mầm non: Phải có bằng cao đẳng sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu bằng trung cấp sư phạm)
- Giáo viên tiểu học: Phải có bằng cử nhân sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu bằng trung cấp sư phạm)
- Giáo viên trung học cơ sở: Phải có bằng cử nhân sư phạm (trước đây chỉ yêu cầu có bằng cao đẳn sư phạm hoặc bằng cao đẳng ngành khác nhưng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm)
- Giáo viên trung học phổ thông: Phải có bằng cử nhân sư phạm (trước đây có bằng đại học ngành khác và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng được chấp nhận)
- Giảng viên đại học: Phải có bằng thạc sĩ (trước đây chỉ yêu cầu có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm)…
3. Tiền lương, phụ cấp của giáo viên được quy định cụ thể hơn
Điều 76 quy định về tiền lương của giáo viên như sau: Giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp. Đồng thời, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
So với quy định trước đây tại Luật Giáo dục 2005, chính sách tiền lương và phụ cấp của giáo viên đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, đặc biệt là bổ sung quy định giáo viên được xếp lương “phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp”
4. Làm trái ngành sau 2 năm tốt nghiệp phải hoàn trả học phí
Trong quá trình học, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học cho sinh viên sư phạm.
Tuy nhiên, sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp, cử nhân sư phạm không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn lại khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Đây là quy định tại khoản 4 Điều 85 của Luật, cũng là quy định đáng chú ý nhất đối với những người đang là sinh viên sư phạm hoặc có ý định thi vào ngành sư phạm.
Trên đây là một số chia sẻ của HoaTieu.vn về Luật giáo dục sửa đổi năm 2019. Để biết thêm về các quy định mới sửa đổi về giáo dục, mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của Luật giáo dục sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/2020.
Tham khảo thêm
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Các khoản phụ cấp được điều chỉnh tăng của công chức viên chức từ 1/7/2019 Các mức tăng phụ cấp của công chức viên chức mới nhất
Quy định về sĩ số lớp học bậc tiểu học mới nhất Sĩ số lớp học bậc tiểu học là bao nhiêu 2022?
Mức xử phạt khi đánh lô đề 2022 Quy định xử phạt của pháp luật về việc chơi lô đề
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán THCS Quy định thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán
Quy định về giáo viên cốt cán 2023 Tìm hiểu các tiêu chí lựa chọn giáo viên cốt cán
Quyết định 2598/QĐ-BYT 2019 Chương trình bồi dưỡng điều dưỡng hạng II
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu Tiểu học mới nhất Danh mục dạy học tối thiểu cấp 1 tất cả các môn
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Nghị quyết 17/2022/NQ-HĐND Hà Nội mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập
-
Thông tư 10/2018/TT-BGDĐT
-
Thông tư 21/2021/TT-BGDĐT sửa Quy chế đánh giá, xếp loại học viên giáo dục thường xuyên
-
Nghị định 86/2018/NĐ-CP về giáo dục
-
Công văn 4039/BGDĐT-GDTX Hà Nội về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với GDTX
-
Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ
-
Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ
-
Công văn 2466/NHCS-TDSV 2022 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với HS-SV có hoàn cảnh khó khăn để mua thiết bị phục vụ học tập
-
Công văn 3799/BGDĐT-GDTH về thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5
-
Quyết định 2551/QĐ-BGDĐT khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022