Luật giáo dục sửa đổi 2019

Luật Giáo dục (sửa đổi) được thực hiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

QUỐC HỘI

________

Luật số: /2018/QH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO

ngày 27 - 9 -2018

LUẬT GIÁO DỤC (SỬA ĐỔI)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Giáo dục (sửa đổi).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức công dân toàn cầu; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục tạo cơ hội cho mọi người đều được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, mọi lúc, mọi nơi, suốt đời, tiến tới xây dựng xã hội học tập.

2. Giáo dục chính quy là giáo dục theo các khoá học trong nhà trường để thực hiện một chương trình giáo dục, đào tạo nhất định, được thiết lập theo mục đích của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định đáp ứng nhu cầu học tập của người học, được thiết lập theo mục đích tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập.

4. Xã hội học tập là một xã hội trong đó mỗi cá nhân đều được học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời; học tập trở thành nhu cầu tự thân, biết tận dụng triệt để các cơ hội học tập do xã hội mang lại.

5. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

6. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

7. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.

8. Niên chế là hình thức tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo năm học.

9. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng trong chương trình đào tạo.

10. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc.

11. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục, đào tạo.

12. Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước.

13. Phổ cập giáo dục bắt buộc là phổ cập giáo dục mà Nhà nước phải bảo đảm các điều kiện để mọi cá nhân phải học tập nhằm đạt được một trình độ học vấn theo quy định của pháp luật.

14. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở giáo dục, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài.

15. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

16. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.

Mời các bạn sử dụng file tải trong bài để xem toàn bộ nội dung bản dự thảo Luật Giáo Dục 2019.

Đánh giá bài viết
1 3.974
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi