Phân tích bài ca dao Con người có cố có ông
Phân tích câu ca dao Con người có cố có ông
- 1. Phân tích câu ca dao Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn - mẫu 1
- 2. Phân tích câu ca dao Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn - mẫu 2
- 3. Phân tích bài ca dao Con người có cố có ông và Anh em như chân với tay
- 4. Nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao Con người có cố có ông như cây có cội như sông có nguồn
Con người có cố có ông như cây có cội như sông có nguồn là một câu ca dạo tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam với ý nghĩa nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó tình cảm trong đại gia đình. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích câu ca dao Con người có có có ông Như cây có cội như sông có nguồn hay và chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu ca dao này.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn. Đây là câu ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình cảm trong gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ anh em ruột thịt. Cây thì có cội, sông thì có nguồn. Nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa và bài học rút ra từ câu ca dao con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu phân tích bài ca dao Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn hay và chi tiết để làm rõ ý nghĩa của câu ca dao.
Đề bài: Phân tích bài ca dao "Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn.
1. Phân tích câu ca dao Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn - mẫu 1
Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó tình cảm trong gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ anh em ruột thịt.
Cây cối có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà nước ở sông không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lý, một điều hiển nhiên về nguồn gốc của loài người chúng ta. So sánh " Như cây có cội như sông có nguồn" khiến hình ảnh trở nên cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" cũng được dẫn dắt một cách tự nhiên, con cháu phải biết ghi nhớ tổ tiên, ông bà, không được vong ơn bội nghĩa :
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn
Chẳng thế mà các bài học truyền thống về đạo lý như biết ơn ông bà, tổ tiên luôn được truyền dạy cho các thế hệ sau như một đức tính tốt đẹp cần được duy trì. Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi con người nhớ về nguồn cội, gốc tích của mình cùng với lòng biết ơn sâu sắc dành cho ông bà, tổ tiên.
2. Phân tích câu ca dao Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn - mẫu 2
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Đó là câu ca dao gợi nhớ cho chúng ta nhớ về quê hương của mình. Sinh ra và lớn lên tại......, nhưng không phải ai cũng may mắn biết được hết nguồn gốc nơi ta chào đời. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
3. Phân tích bài ca dao Con người có cố có ông và Anh em như chân với tay
Bài ca dao nói lên mỗi quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ anh em ruột thịt.
Cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lí, một sự thật hiển nhiên về nguồn gốc của mọi sự thật. So sánh " Như cậy có cội như sông có nguồn" làm cho ý tưởng được cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" được nêu lên một cách giản dị, dễ hiểu. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà; phải thủy chung, không được vong ơn bội nghĩa :
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn
Anh em trong gia đình cùng chung cha mẹ, chung huyết hệ, khác với người dưng. Anh em ruột thịt gắn bó với nhau thân thiết " như chân với tay" trong một cơ thể. Con người hoàn chỉnh không thể thiếu chân, tay. Câu ca dao " Anh em như chân với tay" nhắc nhở anh em trong gia đình phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, biết " rách lành đùm bọc, giúp nhau đỡ đần". Các chữ "đùm bọc", " đỡ đần" nhắc nhở anh em phải biết che chở, giúp đỡ, san sẻ vật chất tình thương cho nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn, lúc "rách lành", lúc "dở hay", "máu chảy ruột mềm", "một giọt máu đào hơn ao nước lã" là vậy.
Tình nghĩa anh em, chị em ruột thịt phải được thể hiện một cách cụ thể. Đó là đạo lí mà ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở con cháu.
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Không những thế, anh chị em còn phải biết thương yêu, đoàn kết. Phải biết " Em kính, anh nhường", biết " Chị ngã em nâng", luôn ghi nhớ
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Cả hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh, thể hiện một cách nói cụ thể, giàu hình ảnh, giản dị, dễ hiểu. Bài học thủy chung về cội nguồn gia tộc, về tình nghĩa anh em được nêu lên thật thấm thía
4. Nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao Con người có cố có ông như cây có cội như sông có nguồn
Ca dao gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa cho con người. Một trong số đó là bài ca dao:
“Con người có cố có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Bài ca dao đã khẳng định mỗi con người đều có gốc gác, nguồn cội. Cách so sánh đã giúp cho bài ca dao trở nên dễ hiểu hơn. Cây cối có cội, con sông có nguồn thì con người cũng giống như vậy. Con người có tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Những thế hệ đi trước đã đem đến cho thế hệ hôm nay một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy mà bài ca dao cũng là lời nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ công ơn của họ. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những điều mà các bậc tiền nhân để lại. Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cần được giữ gìn và phát huy. Bài ca dao đã để lại bài học giá trị cho mỗi người.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tuấn Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 7
Soạn bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Có đáp án) Đề cương ôn tập Tiếng Anh 7 i-Learn Smart World học kì 2
Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 7 Cánh Diều ngắn nhất
Tự đánh giá Một số phương tiện giao thông của tương lai
Tự đánh giá trang 17 Ngữ văn 7 Cánh Diều tập 2
Hãy nêu giải pháp hạn chế tình trạng hoang mạc hóa ở môi trường hoang mạc châu Phi?