Vì sao vào giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá?

Vì sao vào giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá? Anh là một nước có nền công nghiệp và kinh tế phát triển từ thời xa xưa. Từ những ngày đầu thế kỉ XIX thì nước Anh đã có những phát minh trong việc sử dụng máy móc và những vật liệu cứng như gang thép, than đá. Lí do giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Vì sao vào giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá?

Như chúng ta đã biết, vào gữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá. Lí do của sự đẩy mạnh này là:

Giữa thế kỉ XIX, máy móc và đường sắt ở Anh phát triển mạnh: Năm 1830, cả nước Anh chỉ có 108km đường sắt nhưng đến năm 1850 số km đường sắt đã tăng lên đến 10.000km

Chính sự phát triển nhanh, mạnh của máy móc và đường sắt đã đòi hỏi ngành công nghiệp nặng phát triển để cung ứng cho chế tạo, sản xuất.

=> Giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá để đáp ứng sự phát triển chóng mặt của máy móc và đường sắt.

2. Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh

Vì sao vào giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá?

Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh đã bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạnh công nghiệp ở Anh đã mang đến cho nước này những nguồn lợi lớn, cụ thể:

  • Sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào
  • Đưa Anh từ nước nông nghiệp thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới
  • Nước Anh được gọi là "Công xưởng của thế giới"

Không chỉ đối với nước Anh, cuộc cách mạng công nghiệp còn đem lại nhiều nguồn lợi cho các nước tư bản khác:

  • Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
  • Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
  • Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

3. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp nước Anh được gọi là gì?

Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp nước Anh được gọi là Công xưởng của thế giới.

Anh được gọi là Công xưởng của thế giới vì: Anh là nước công nghiệp phát triển nhất thế giới

  • Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt nước Anh
  • Năng suất sản xuất cao, có nhiều khu công nghiệp và thành phố lớn
  • Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng nhanh

4. Sự biến đổi của nước Anh trước và sau cách mạng công nghiệp

Sau cách mạng công nghiệp, nước Anh đã có nhiều thay đổi:

- Nước Anh trước cách mạng công nghiệp

  • Chỉ có một số trung tâm sản xuất thủ công
  • Có 4 thành phố trên 50.000 dân
  • Chưa có đường sắt.

- Nước Anh sau cách mạng công nghiệp:

  • Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.
  • Có 14 thành phố trên 50.000 dân
  • Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hết nước Anh.
  • Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp.

Hoa Tiêu vừa giới thiệu cho bạn đọc cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và lí do tại sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 1.297
0 Bình luận
Sắp xếp theo