Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Chăn nuôi trâu bò là nguồn kinh tế đem lại thu nhập lớn cho hầu hết các gia đình làm nông hay doanh nghiệp chăn nuôi. Sán lá gan ở trâu bò khiến cho vật nuôi bị suy kiệt, gây mất năng suất trong chăn nuôi. Vậy, vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Hoatieu.vn.

Tại sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

1. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.

- Trâu bò nước ta thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các đầm, ao rồi lại phóng uế ngay trên đồng ruộng. Nơi này cũng chính là môi trường sống của ấu trùng sán lá gan.

- Ngoài ra, việc chăn nuôi trâu bò ở nước ta còn mang tính tự phát, chưa theo quy trình khoa học, do vậy cũng không chú ý đến việc tẩy giun sán và phòng bệnh. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm sán ở trâu bò càng tăng cao.

2. Sán lá gan là gì?

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng, nó có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, sau đó sẽ gây ra nhiều loại bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể. Khi đi vào cơ thể người, loại ký sinh trùng này chủ yếu sống ở vùng gan và đường mật. Đây cũng được coi là một loại bệnh lý mãn tính, thậm chí có thể kéo dài hàng chục năm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
7 3.560
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • huy nguyễn
    huy nguyễn ALO
    Thích Phản hồi 09/12/21
    • huy nguyễn
      huy nguyễn CÓ AI CHƠI HUYỀN THOẠI HẢI TẶC KO NHẮN CHO M
      Thích Phản hồi 09/12/21