Vì sao Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô?
Năm 1010, sau khi đánh dẹp các thế lực phiến quân và củng cố triều đình, Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Vì sao Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô? Hãy cùng xem câu trả lời dưới đây nhé.
Vì sao Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long?
1. Vì sao Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô?
Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:
- Hoa Lư nằm ở vùng núi non hiểm trở, bao bọc bởi các dãy núi đá vôi, dễ thủ khó công, là nơi thích hợp phòng thủ quân sự nhưng lại không tốt cho sự phát triển văn hóa, kinh tế. Lúc bấy giờ nhà Lý đã dẹp tan phiến quân, triều đình ổn đinh, Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước.
- Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương.
- Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có địa thế thuận lợi để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên. "......thành Đại La ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời."
- Ngoài ra, việc dời đô về Đại La còn là một dấu mốc quan trọng. Đánh dấu cho sự phát triển vững mạnh của dân tộc ta. Dân tộc ta lúc đó đã đủ lớn mạnh để có thể tự phát triển. Không cần dựa vào thế phòng thủ của địa thể Hoa Lư nữa. Đó chính là khát vọng muốn đưa quốc gia Đại Việt tồn tại bình đẳng với các nước khác trong khu vực và sẵn sàng chấp nhận đương đầu với giặc giã.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)
2. Quá trình Lý Công Uẩn dời đô:
Lý Công Uẩn dời kinh đô về thành Đại La bằng con đường thủy và đi vào thời điểm cuối hè.
Để có thể đến được bến đò Trường Yên và vào sông Hoàng Long. Thì đoàn thuyền của Lý Công Uẩn phải đi qua cầu Đông và cầu Dền ở Hoa Lư. Sau khi qua sông Hoàng Long thì ông rẽ vào Giám Khẩu. Sau rẽ tiếp vào sông Đáy. Qua sông Đáy là đến sông Châu Giang. Qua Châu Giang thì đoàn thuyền đi ngược sông Hồng để vào được sông Tô Lịch phía trước thành Đại La.
Quá trình dời đô của Lý Công Uẩn đi qua tổng cộng 6 con sông. Trong đó, 3 sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng. Còn lại là đi ngược dòng.
Trên đây là lý do tại sao Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 7 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
16 đề Kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 7 sách mới 2024 có đáp án
-
Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì?
-
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Cánh Diều
-
Soạn bài Đẽo cày giữa đường lớp 7 Cánh Diều
-
Soạn bài Một trăm dặm dưới mặt đất lớp 7 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 7
Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi hóa thân vào chúng
Tự đánh giá Một số phương tiện giao thông của tương lai
Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết?
Đề thi cuối kì 1 Toán 7 Cánh Diều mới nhất
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 7 Kết nối tri thức có đáp án
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai