Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội các năm có đáp án

Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội các năm có đáp án sẽ giúp các em học sinh nắm được các tác phẩm ôn thi vào lớp 10 cũng như cấu trúc đề thi Văn vào lớp 10 của thành phố Hà Nội.

Sau đây là nội dung chi tiết tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội, đề thi vào lớp 10 môn Văn TP Hà Nội chính thức của các năm trước. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đề văn vào 10 Hà Nội 2022

Đề văn vào 10 hà Nội 2022

2. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Hà Nội

Phần 1(6,0 điểm)

Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

(Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020)

1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?

2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và sâu ghép. (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép).

3. Đoạn cuối bài thơ có một hình anh giản dị mà giàu sức gợi:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh Bộ đội cụ Hồ.

Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người ta kể rằng có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-met-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10. 000 đôla. Nhiều người cho Xten-met-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-met-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá 9 999 đô la". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng tìm ra "chỗ để vạch đúng đường ấy lại có giá 9999 đôla”.

2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

Ghi chú:

Điểm phần 1:

1 (4.0 điểm); 2 (4,0 điểm); 3(2,0 điểm)

Điềm phần II:

1(2,5 điểm); 2 (2.5 điểm)

3. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021-2022 Hà Nội chính thức

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2020-2021 Hà Nội

Phần 1 (6,5 điểm) Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu.

1. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. Khổ thơ thứ hai, tác giả viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng gì?

3. Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).

4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.

Phần II (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

"Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…"

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Câu nói: “Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” giúp em hiểu gì về vị danh tướng?

3. Từ cách ứng xử của danh tướng và thầy giáo trong văn bản trên, kết hợp với hiệu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.

5. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2020-2021 Hà Nội chính thức

6. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2019 Hà Nội

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” băng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngỡ”.

4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

7. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2019 Hà Nội chính thức

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2019 Hà Nội chính thứcĐáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2019 Hà Nội chính thức

8. Đề thi vào lớp 10 môn văn năm 2018 Hà Nội

Phần I (6.0 điểm)

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

3. Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

Phan Lang nói:

Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

- Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Tư “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tối tất phải tìm về cỏ ngày"?

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

--- Hết ---

Ghi chú: Điểm phần I: 1 (0,5 điểm), 2(1,5 điểm), 3 (0,5 điểm), 4 (3,5 điểm)
Điểm phần II: 1 (2,0 điểm), 2(1,0 điểm), 3 (2,0 điểm)

9. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn năm 2018 Hà Nội chính thức

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn năm 2018 Hà Nội chính thứcĐáp án đề thi vào lớp 10 môn văn năm 2018 Hà Nội chính thứcMời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 28.314
0 Bình luận
Sắp xếp theo