Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 như thế nào?
Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ 19 như thế nào? Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng. Các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao đều có những ảnh hưởng nhất định. Cùng Hoatieu tìm hiểu tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX trong bài viết dưới đây nhé.
Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ 19
1. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ 19 như thế nào?
Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.
C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
Đáp án C: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là rơi vào khủng hoảng, suy yếu.
Giải thích: Cuối thế kỉ 19, triều đình nhà Nguyễn đã khủng hoảng cực độ vì bộ máy hành chính cồng kềnh do thực hiện chế độ mua quan, bán tước. Nạn nhũng nhiễu, tệ bớt xén, hối lộ đè nặng lên cuộc sống của người dân, nhân dân bị thu thuế, vơ vét nặng nề, đời sống nhân dân khổ cưc, sự phân hóa xã hội diễn ra gay gắt. Kinh tế, xã hội sa sút. Nhiều phong trào chống đối đã nổi lên.
2. Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19
2.1. Tình hình chính trị
- Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới xã hội phong kiến, có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ, nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu và khốc liệt.
- Chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại một cách mù quáng, thần phục nhà Thanh, ban hành Luật Gia Long, đóng cửa đất nước, không giao thương với bạn bè các nước.
- Đây là một khó khăn đối với nhân dân ta; Do chính sách đóng cửa nên thương nhân không thể giao dịch với thương nhân nước ngoài.
- Từ đó, dẫn đến tình trạng như hiện nay, người nông dân cũng phải chịu cảnh ế ẩm. Đời sống nhân dân đã khổ, nay lại càng khốn khó.
2.2. Tình hình kinh tế
- Bãi bỏ những cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn làm cho sự phát triển kinh tế đất nước bị đình trệ. Các ngành kinh tế: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại không có cơ hội phát triển.
- Làm cho đời sống nhân dân cực khổ, kèm theo sưu cao, ngoài ra còn phải gánh chịu thiên tai, dịch bệnh.
- Buôn bán trong nước phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp.
- Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước. Thuyền bè các nước láng giềng chỉ được vào một số cảng ở Gia Định. Thuyền buôn các nước Anh, Pháp chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
- Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà tàn lụi dần, Thăng Long còn các phố phường nhưng buôn bán sút kém.
2.3. Tình hình ngoại giao
- Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).
- Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.
- Với phương Tây, "đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ.
3. Biểu hiện sự khủng hoảng, suy yếu của nhà Nguyễn thế kỉ 19
- Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
- Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách "bế quan cảng" của nhà Nguyễn khiến cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
- Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc "cấm đạo", đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
- Trong xã hội mâu thuẫn ngày càng dâng cao giữa nhân dân và địa chủ. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Do đó nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 8
Bộ đề Ngữ văn 8 sách mới có ma trận, đáp án (60 đề)
Viết đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu Ngữ văn 8 CTST
Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng của lực lượng?
Đề thi học kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
(10 mẫu) Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm lớp 8