Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi nào?

Xã hội nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có con người xuất hiện trên Trái Đất. Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi nào? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được câu hỏi này mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

1. Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào?

A. Sản phẩm thừa thường xuyên

B. Tư hữu xuất hiệnĐáp án thi trực tuyến Tôi yêu Hưng Yên

C. Cuộc sống thấp kém

D. Cụng cụ kim loại xuất hiện

Giải thích: Khi những người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng cho các công việc chung thì chẳng bao lâu họ sẽ có nhiều của cải hơn người khác -> Tính cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ đồng nghĩa với tư hữu bắt đầu xuất hiện.

2. Xã hội nguyên thuỷ là gì?

Xã hội nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển loài người. Xã hội nguyên thủy bắt đầu từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến khi xã hội phân chia thành các giai cấp, tầng lớp và nhà nước được hình thành.

3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

Trong xã hội nguyên thủy, nguyên tắc “công bằng” và “ bình đẳng” là nguyên tắc vàng được đặt lên hàng đầu. Họ sống theo bầy đàn, ăn chung làm chung và hưởng chung. Tuy nhiên, khi công cụ kim khí ra đời, xã hội nguyên thủy đã bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt.

Những người lao động giỏi hơn, hoặc lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt của cải dư thừa của người khác và trở lên giàu có hơn. Trong khi đó, một số người khác lại nghèo khổ hơn. Nguyên tắc của xã hội nguyên thủy bị phá vỡ. Xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp thành kẻ giàu-người nghèo. Có thể nói sự ra đời của công cụ lao động bằng kim loại chính là nguyên nhân chính của việc xã hội nguyên thủy tan rã.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 899
0 Bình luận
Sắp xếp theo