Soạn Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh ngắn nhất

Soạn Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh ngắn nhất - Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh trang 114 sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong bài và chuẩn bị kiến thức thật tốt trước khi lên lớp.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Văn bản thuyết minh trong đời sống

Đọc các đoạn văn (trang 114, 115, 116 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi:

- Mỗi văn bản trên trình bày giới thiệu, giải thích điều gì?

- Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu.

- Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết.

Trả lời:

- Nội dung trình bày:

+ Văn bản Cây dừa Bình Định thuyết minh, trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định gắn bó với người dân Bình Định.

+ Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục? thuyết minh, giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.

+ Văn bản Huế giới thiệu trình bày Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.

- Em thường gặp các loại văn bản đó ở sách, báo.

- Một vài văn bản cùng loại:

+ Nếp Rồng quê tôi của Võ Văn Trực.

+ Khoai lang của Vũ Bằng.

2. Đặc điểm chung của vản bản thuyết minh

a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự không? Tại sao? Chúng khác các văn bản ấy ở chỗ nào?

b. Các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?

Trả lời:

a.

- Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm).

- Vì các văn bản này không trình bày sự việc, diễn biến nhân vật như tự sự, không trình bày chi tiết cụ thể cho người đọc cảm nhận được sự vật, con người như miêu tả và cũng không trình bày ý kiến, luận điểm như nghị luận.

b.

- Các văn bản trên có chung đặc điểm là trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.

c. Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.

d. Các văn bản trên sử dụng ngôn ngữ khoa học.

LUYỆN TẬP

Câu 1 trang 117 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1

Các văn bản (trang 117, 118 SGK Ngữ văn 8 tập 1) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?

Gợi ý

Hai văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833-1835) và Con giun đất là văn bản thuyết minh.

- Văn bản đầu cung cấp kiến thức lịch sử.

- Văn bản sau cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.

Câu 2 trang 118 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1

Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?

Gợi ý

- Văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 thuộc văn bản thuyết minh.

- Đây là một bài văn thuyết minh đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường. Trong bài, đã sử dụng yếu tố thuyết minh nhằm nói rõ tác hại của bao bì nilông, làm cho đề nghị của mình có sức thuyết phục cao.

Câu 3 trang 118 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1

Các văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?

Gợi ý

Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả nhiều lúc cũng cần yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 356
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi