SKNN: Kinh nghiệm rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Tải về

Giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. SKNN: Kinh nghiệm rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp quý thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy và giúp học sinh học tập tốt hơn trong môn Toán đặc biệt là môn Toán có lời văn. Mời các thầy cô tham khảo nhé.

Một số biện pháp trong việc rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Bối cảnh:

Trong dạy Toán ở tiểu học nói chung và dạy Toán lớp 1 nói riêng, (giải toán có lời văn) là một trong những nội dung dạy học quan trọng bậc nhất vì nó được coi là hoạt động nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kỹ năng, kĩ sảo đã được hình thành. Thứ hai, giải toán có lời văn giúp phát triển tư duy cho học sinh.

Đối với học sinh lớp 1, các em thực sự là những mầm cây còn rất non nớt, để có được một cây to, cây khoẻ, mỗi giáo viên dạy lớp 1 ngoài việc uốn nắn, buộc tỉa phải biết chăm sóc để các em được phát triển một cách toàn diện. Làm tốt việc dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên.

Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trrí quan trọng trong chương trình đào tạo của bậc Tiểu học, môn học này góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Đặc biệt là dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

II. Lý do chọn đề tài:

Bậc Tiểu học là bậc học quan trọng, bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Muốn trở thành một học sinh giỏi, một công dân có ích phục vụ Tổ quốc phục vụ nhân dân thì ngay từ bậc Tiểu học các em phải có những kiến thức vững chắc để tiếp tục học lên các lớp trên.

Là một giáo viên tiểu học tôi tự nhận thấy mình thật là vinh dự được làm “nghề cao quý trong các nghề cao quý” nhưng cũng thấy trách nhiệm của mình thật lớn lao phải làm sao đào tạo cho đất nước những thể hệ mầm non – Người chủ tương lai của đất nước.

Đặc biệt trong đời sống và khoa học kĩ thuật hiện đại, bậc Tiểu học góp phần đào tạo học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng được mọi nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ. Trong xã hội thời kì đổi mới thì càng đòi hỏi các lớp học sinh sau này phải thực sự có phẩm chất và năng lực, trí tuệ để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp1 là loại toán khó mà trong quá trình học tập học sinh còn bộc lộ nhiều hạn chế trong giải toán cũng như khả năng diễn đạt khi giải toán. Do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao vì: - Giáo viên đã hướng dẫn học sinh giải toán nhưng chưa xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của bài dạy. Giáo viên chưa chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Khi dạy chưa phân hoá đối tượng học sinh.

- Học sinh đọc bài toán chưa thông thạo, chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định được yêu cầu của bài toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Đa số học sinh chưa biết trình bày bài giải.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhất là khối lớp1. Khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp1”

Qua đề tài này, tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán đặc biệt tìm ra phương pháp giúp học sinh có được

kĩ năng giải toán có lời văn tốt hơn.

Cụ thể :

* Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.

* Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.

* Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).

* Trình bày bài giải gồm: câu lời giải + phép tính + đáp số.

* Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

* Phạm vi:

- Trong chương trình Toán 1.

- Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1C.

- Từ tiết 81 cho đến tiết 108.

- Là những bài tập thuộc mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” trong chương trình lớp 1 ở Tiểu học.

* Đối tượng:

- Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học nơi tôi công tác và giảng dạy.

IV. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu qua tình hình thực tế đối với học sinh của lớp tôi phụ trách và học sinh trên địa bàn trường tiểu học của chúng tôi. Trên cơ sở nội dung môn Toán ở tiểu học bao gồm 4 chủ đề kiến thức lớn. Tôi đi sâu vào trình bày “Giải toán có lời văn”.

* Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.

* Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.

* Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).

* Trình bày bài giải gồm: câu lời giải + phép tính + đáp số.

* Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.

PHẦN NỘI DUNG

I. Thực trạng của nội dung.

1. Cơ sở lý luận:

Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ. Suy luận giải quyết vấn đề góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động.

Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán có vai trò quyết định vì các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở Tiểu học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động để học các môn khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở các cấp học trên hay còn nói môn toán ở Tiểu học là nền tảng, là chìa khóa, là kim chỉ nam cho các cấp học trên. Người ta thường nói “cấp tiểu học là nền, lớp 1 là móng, móng có chắc thì nền mới vững”. Không chỉ vậy nhờ môn Toán mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong thực tế đời sống.

Dạy học toán phải chính xác, phải giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức, tính thiết thực của kiến thức.

Từ vị trí, vai trò của môn Toán ở Tiểu học thì phần “Giải toán có lời văn” được dạy ở Tiểu học mang ý nghĩa rất quan trọng cho việc học giải toán ở các lớp trên. Vậy khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào

giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề toán học.

Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy, khả năng suy đoán, óc tưởng tượng và kĩ năng diễn đạt cho học sinh Tiểu học.

2. Cơ sở thực tiễn.

a. Đặc điểm tình hình lớp 1C:

Năm học 2020 - 2021, lớp 1C có tổng số 35 học sinh. Trong đó có 17 học sinh nữ. Gia đình các em đều làm nghề nông nghiệp, sự quan tâm kèm cặp còn hạn chế. Tuy điều kiện khó khăn như vậy nhưng bản thân tôi cùng tập thể lớp 1C luôn nỗ lực rèn luyện và phấn đấu đạt được nhiều thành tích trong các phong trào thi đua của nhà trường.

b. Tình hình dạy học toán ở lớp:

Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa đối chiếu với việc giảng dạy ở trên lớp, kết hợp trao đổi với đồng nghiệp lâu năm, tôi rút ra nhận định chung như sau:

Với dạng toán: “Giải toán có lời văn ở lớp1” khi dạy học sinh còn có một số

tồn tại:

Học sinh chưa đọc kĩ yêu cầu của bài toán.

Học sinh còn hổng kiến thức, giải toán có lời văn còn lơ mơ. Học sinh chưa biết điền phần bài toán cho biết vào tóm tắt của bài toán.

Trước thực trạng đó, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát môn toán dạng bài: “Giải toán có lời văn lớp 1”. Sau đây là kết quả khảo sát môn toán giữa học kỳ 2 Lớp1C năm học trước tôi đã giảng dạy.

Lớp

Sĩ số

HS viết đúng câu lời giải

HS viết đúng phép tính

HS viết đúng đáp số

HS giải đúng cả 3 bước

1C

35

10

33,3%

11

36,6%

11

36,6%

9

30%

c. Nguyên nhân:

Học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác trong giai đoạn này nhiều em chưa đọc thông viết thạo, các em còn đánh vần, nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì. Vì vậy học sinh không làm đúng bài giải.

Nếu giải quyết được các vấn đề nêu ở trên kết quả dạy giải toán cho học sinh lớp 1 sẽ tốt hơn rất nhiều. Sau bao trăn trở suy nghĩ cùng với thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm dạy kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp1.

3. Nội dung.

a. Các biện pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn Toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc, hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản.

Không chỉ vậy cần làm thế nào để học sinh đọc, hiểu, giải được bài toán đúng theo yêu cầu bài. Đó là điều mà tất cả các giáo viên đều quan tâm.

Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu, học sinh thực hành - diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán và nắm vững kĩ năng giải bài toán một cách chính xác nhất. Đó là mục đích chính của đề tài này. Vì vậy tôi áp dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp trắc nghiệm.

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp đàm thoại, gợi mở.

- Phương pháp luyện tập.

Để xem đầy đủ nội dung SKNN: Kinh nghiệm rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, mời các bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.489
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm