Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Vật lý THCS mô đun 2
Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Vật lý THCS mô đun 2 là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT mới. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Kế hoạch bài dạy môn Vật lý Mô đun 2
MÔ ĐUN 2 - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: CÁC PHÉP ĐO
Thời lượng: 02 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | Ghi dạng SỐ THỨ TỰ hoặc MÃ HÓA YCCĐ | ||
(STT) | MÃ HÓA | |||
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN | ||||
Nhận thức khoa học tự nhiên | – Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian. | (1) | KHTN 1.1 | |
Tìm hiểu tự nhiên | – Dùng thước, cân, đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. | (2) | KHTN 2.1 | |
Vận dung kiến thức, kĩ năng đã học | – Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | (3) | KHTN 3.1 | |
NĂNG LỰC CHUNG | ||||
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | - HS thực hành đo độ dài, khối lượng, thời gian. | |||
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | ||||
Trung thực | Báo cáo đúng kết quả đo | |||
Chăm chỉ | HS tích cực tham gia hoạt động thực hành. |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học | Giáo viên | Học sinh |
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo độ dài | Các loại thước: Thước thẳng, thước dây, thước cuộn….. | Hs chuẩn bị thước kẻ |
Hoạt động 2:Thực hành đo độ dài | Nội dung thực hành: Đo chiều dài , chiều rộng SGK vật lí 6, chiều dài bàn học. | Bảng 1.1 SGK |
Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo khối lượng | Các loại cân: Cân đồng hồ, cân y tế | Cân đồng hồ,vật đem cân tùy chọn |
Hoạt động 4: Thực hành đo độ khối lượng | Phiếu học tập | Viết lông, nam châm |
Hoạt động 5: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo thời gian | - Đồng hồ bấm giây hiện số - Đồng hồ bấm giây chỉ thị bằng bằng kim | - Viết lông , nam châm |
Hoạt động 6: Thực hành đo độ thời gian | Phiếu học tập | Viết |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian) | Mục tiêu (Có thể ghi ở dạng số thứ tự hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ) | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
Hoạt động [1]. [Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo độ dài] (20 phút) | - KHTN 1.1 - KHTN 2.1 | - Đơn vị đo đọ dài:mét (m); - Dụng cụ đo độ dài: thước gồm:thước kẻ, thước dây, thước cuộn - Cách đo độ dài: + Ước lượng độ dài cần đo + Chọn thuoc có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đàu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước + Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước đầu kia của vật + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật | - Vấn đáp: - Thuyết trình - Khám phá | - Câu hỏi - Câu hỏi - Dựa theo kết quả thực hành của hs |
Hoạt động [2]. [Thực hành đo độ dài] (25 phút) | - KHTN 3.1 | Nội dung thực hành: - Đo chiều dài, chiều rộing của sgk vật lí 6 - Đo chiều dài bàn học * Bảng kết quả đo độ dàiL bảng 1.1 sgk | - Dạy học hợp tác | - Bảng kq thực hành (sgk) |
Hoạt động [3]. [Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo khối lượng] (20 phút) | KHTN.1 | - Nêu được dụng cụ đo. - Biết được đơn vị của khối lượng - Nắm được các bước đo độ dài bằng cân đồng hồ | - Dạy học trực quan bằng mẫu vật. - Dạy học gii quyết vấn đề | |
Hoạt động [4]. [Thực hành đo khối lượng] (25 phút) | KHTN.3 | - Đo được khối lượng của 1 vật bất kì bằng cân đồng hồ | - Dạy học hợp tác | |
Hoạt động [5]. Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo thời gian (20 phút) | KHTN 1.1 | |||
Hoạt động [6]. Thực hành đo thời gian] (25 phút) | KHTN 2.1 |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC (Với hoạt động trải nghiệm, sử dụng: CÁC HOẠT ĐỘNG)
Dưới đây là cấu trúc một hoạt động học
Hoạt động 1. [Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo độ dài] (20 phút) 1. Mục tiêu: (KHTN 1.1, KHTN 2.1) 2. Tổ chức hoạt động Hđ 1.1: khởi động - Cho hai hs đóng vai thực hiện đo độ dài bằng tay để thấy được sự khác nhau về độ dài của hai em đo được - Gv đặt câu hỏi kq đo củ hai bạn ko giống nhau. Vậy làm thế nào để thống nhất được kq đo độ dài? => Gv ĐVĐ vào bài Hđ 1.2: hình thành kiến thức đơn vị, dụng cụ, cách đo độ dài * Tìm hiểu đơn vị đo Gv giới thiệu đơn vị đo * Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4. ? Dụng cụ đo độ dài gồm những dụng cụ nào? GV yêu cầu HS quan sát thước kẻ của HS. ? Thước kẻ có số đo lớn nhất là bao nhiêu? GV thông báo: Độ dài lớn nhất ghi trên thước gọi là giới hạn đo (GHĐ) của thước. ? Hãy chỉ ra hai vạch liên tiếp nhau trên thước tính từ vạch số 0. Hai vạch này có độ dài bao nhiêu? GV thông báo: Độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước gọi là độ chi nhỏ nhất (ĐCNN) của thước. GV cho HS quan sát thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. ? Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước. Yêu cầu cá nhân HS nhận xét và GV nhận xét lại. Nếu HS chưa xác định được GV có thể hướng dẫn lại cho HS. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C6, C7 Tìm hiểu cách đo độ dài.? Để chọn thước đo phụ hợp ta cần phải làm gì trước tiên? Yêu cầu HS quan sát lần lượt các hình 2.1, 2.2, 2.3 và trả lời lần lượt các câu hỏi sau: ? Trong hình 2.1, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì. ? Cần phải đặt thước như thế nào để đo chiều dài của vật chính xác. ? Trong hình 2.2, hình nào vẽ cách đặt mắt đúng để đọc kết quả đo. ? Cần đặt mắt đo như thế nào để đọc đúng kết quả? ? Trong hình 2.3, nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào? GV yêu cầu cá nhân HS nhắc lại cách đo độ dài. 3. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, kết quả thực hành . 4. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập Mô tả hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá trong hoạt động (chỉ rõ đánh giá qua quan sát, viết hay hỏi đáp với công cụ là rubric, câu hỏi, bài tập, do GV đánh giá hay HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng ...) Trong đó: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thông qua các sản phẩm học tập) chính là đánh giá mức độ HS đáp ứng mục tiêu của hoạt động học. |
Hoạt động 2. Thực hành đo độ dài (25 phút) 1. Mục tiêu: (KHTN 1.1, KHTN 2.1) 2. Tổ chức hoạt động Hđ 2.1: Thực hành: - Phân nhóm, giao dụng cụ cho các nhóm - Yêu càu hs thực hành đo chiều dài SGK vật lí 6, chiều rộng, chiều dài bàn học. Hđ 2.2: Đánh giá kết quả thực hành - Các nhóm lần lượt trình bày báo cáo kết quả đo thực hành theo bảng 1.1 SGK 3. Dự kiến sản phẩm học tập: Kết quả thực hành . 4. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập Mô tả hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá trong hoạt động (chỉ rõ đánh giá qua quan sát, viết hay hỏi đáp với công cụ là rubric, câu hỏi, bài tập, do GV đánh giá hay HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng ...) Trong đó: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (thông qua các sản phẩm học tập) chính là đánh giá mức độ HS đáp ứng mục tiêu của hoạt động học. |
Hoạt động [STT]. [Tên hoạt động] (Thời gian dự kiến) 1. Mục tiêu: (ghi số thứ tự hoặc dạng mã hóa của YCCĐ) - KHTN1.1; 2.1 ; 3.1 2. Tổ chức hoạt động HĐ 3: Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo khối lượng - GV đưa ra tình huống: Trong đời sống để mua 1kg thịt người ta dùng dụng cụ gì để đo? HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến GV: Chốt và cho HS xem cân đồng hồ. GV đặt câu hỏi gợi mở: - Cân đồng hồ có những bộ phận chính nào. - Bộ phận nào quan trọng nhất của cân. - Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân HS thảo luận và chỉ ra các bước đo độ dài. Hoạt động [4]. [Thực hành đo khối lượng GV: Giao nhiệm vụ cho nhóm: Mỗi nhóm 1 cái cân đồng hồ và vật đem cân(vd: 1 kg xoài), Phát phiếu học tập cho các nhóm. HS: HĐ theo nhóm và ghi vào phiếu học tập GV: Theo dõi các nhóm HĐ. HS: Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. 3. Dự kiến sản phẩm học tập Phiếu học tập 4. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập - GV đánh giá kết quả thực hành của HS qua phiếu học |
Hoạt động 5. Tìm hiểu dụng cụ đo, đơn vị đo, cách đo thời gian (20 phút) 1. Mục tiêu: KHTN 1.1 - – Nêu được đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian. 2. Tổ chức hoạt động * Chuẩn bị: - Hs làm việc cá nhân - Dụng cụ: đồng hồ bấm giây * Chuyển giao nhiệm vụ - Gv sử dụng phương pháp dạy học khám phá và dạy học hợp tác, phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập Bước 1: - GV đưa ra tình huống: Để đo khối lượng ta có thể dùng các loại cân, và đơn vị khối lượng là kg. Tương tự như vậy thời gian cũng có đơn vị đo và có thể đo được bằng dụng cụ nào đó chúng ta cùng tìm hiểu - Hs trả lời cá nhân Gv: hỏi Hs ta dùng dụng cụ đo thời gian để phục vụ cho các hoạt động nào trong cuộc sống, học tập - Hs: trả lời cá nhân Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. - Hs đưa ra cách đo thời gian của một bạn gấp một chiếc thuyền giấy Bước 3: Thực hiện kế hoạch tìm hiểu vấn đề - Hs thực hiện theo nhóm để đưa ra phương an hoàn thành nhanh nhất. Bước 4: Kiểm tra đánh giá - Các nhóm báo cáo lại kết quả đã thực hiện 3. Dự kiến sản phẩm học tập Sp học tập là câu trả lời của hs 4. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập (Sử dụng công cụ đánh giá – câu hỏi) - Đo thời gian bằng các dụng cụ gì? Gợi ý đáp án: đồng hồ - Đơn vị đo thời gian là gì? Gợi ý: giây, phút , giờ - Trình bày cách đọc kết quả đo Gợi ý: đọc số ghi đồng hồ theo thứ tự từ trái qua phải Hoạt động 6: Thực hành đo thời gian] (25 phút) 1. Mục tiêu: KHTN 2.1 Dùng đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. 2. Tổ chức hoạt động * Chuẩn bị: - Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm một nhóm trưởng và 1 thư kí - Dụng cụ: Mỗi nhóm một đồng hồ bấm giây * Chuyển giao nhiệm vụ - Gv sử dụng phương pháp dạy học khám phá và dạy học hợp tác, phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập Bước 1: - GV đưa ra tình huống: Ta sẽ đo thời gian, đọc kết quả,ghi kết quả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu - Hs chia nhóm theo hướng dẫn Bước 2: Hs tìm hiểu cách đo, ghi kết quả vào phiếu học tập Bước 3: Tiến hành đo thời gian theo yêu cầu - Hs thực hiện theo nhóm để đưa ra phương an hoàn thành nhanh nhất. Bước 4: Kiểm tra đánh giá - Các nhóm báo cáo lại kết quả đã thực hiện 3. Dự kiến sản phẩm học tập Sp học tập là hoàn thành phiếu học tập kèm theo 4. Phương án đánh giá kết quả học tập |
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC (Với hoạt động trải nghiệm, sử dụng: HỒ SƠ HOẠT ĐỘNG)
V. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI (Với hoạt động trải nghiệm, sử dụng: Nội dung hoạt động)
VI. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Các phiếu học tập, rubric đánh giá …
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Vật lý THCS mô đun 2 PDF
623,4 KB 30/12/2020 4:24:45 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bài giảng PowerPoint Tiếng Việt 2 KNTT buổi 2
-
(Các môn) Giáo án điện tử lớp 10 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án điện tử Sinh học 10 Chân trời sáng tạo cả năm
-
Bộ giáo án STEM Toán lớp 8 tải miễn phí
-
Thiết kế bài dạy minh họa Tích hợp giáo dục quyền con người lớp 3
-
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo 2024
-
Giáo án lớp 5 theo Công văn 2345 (Đầy đủ 35 tuần)
-
Giáo án Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo năm 2024-2025
-
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)
-
Giáo án PowerPoint An toàn giao thông lớp 5 cả năm 2024-2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công