Hai từ đa trong câu Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng có quan hệ với nhau như thế nào?

Hai từ "đa" trong câu "Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng." có quan hệ với nhau như thế nào?

Câu hỏi Trạng nguyên Tiếng Việt: Hai từ "đa" trong câu "Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng." có quan hệ với nhau như thế nào?

Đáp án: 

⇒ Hai từ "đa" trong câu "Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng." có quan hệ "đồng âm" với nhau, nhưng khác nghĩa, cụ thể:

+ Bánh đa: Miền Bắc thường gọi là bánh đa, còn miền Nam gọi là bánh tráng, thành phần chính làm Bánh đa là bột gạo được hòa tan với nước, tráng mỏng, phơi khô dưới ánh mặt trời, khi ăn nướng lên giòn rụm.

Hình ảnh Bánh đa
Hình ảnh Bánh đa

+ Gốc đa: Là chỉ gốc của cây đa, loại cây quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt ở làng quê. Cây đa sống lâu năm có gốc to xù xì, tán đa rất rộng.

Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Hai từ "đa" trong câu "Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng." có quan hệ với nhau như thế nào?

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
30 6.035
0 Bình luận
Sắp xếp theo