Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống 2024 đầy đủ

Tải về

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Trọn bộ kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức đã  được Hoatieu tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này. Đây là mẫu giáo án Ngữ văn 10 KNTT file word giúp các thầy cô dễ dàng điều chỉnh lại nội dung theo ý muốn. Sau đây là chi tiết mẫu giáo án Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức tập 1, giáo án Văn 10 KNTT tập 2. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: để xem toàn bộ nội dung kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án văn 10 Kết nối tri thức bài 1

BÀI 1

SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

Thời gian thực hiện: 11 tiết

(Đọc: 7 tiết; Tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật…) trong truyện nói chung và thần thoại nói riêng

- HS phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT…

b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

* Đọc:

- Xác định được chủ đề của truyện.

- Nhận biết được đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại truyện: cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật...có tính biểu trưng cho ý chí, sức mạnh của tập thể.

- Nhận biết nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với thế giới khách quan.

* Nói –nghe tương tác

- Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của truyện thần thoại, trung đại, và truyện hiện đại.

- Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản

* Viết

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

3. Phẩm chất

- Phát huy tính sáng tạo, đề cao tinh thần dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước,

- Biết yêu cái đẹp, sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

- Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực

- Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.

Nội dung bài học

1. Đọc

- Tri thức ngữ văn

- Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Chữ người tử tù

- Tê – đê (Trích Thần thoại Hi Lạp)

2. Thực hành Tiếng Việt: Từ Hán Việt

3. Viết: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm

4. Nói và nghe: Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm

5. Củng cố mở rộng

Ôn tập kiến thức về truyện kể

Mở rộng kiến thức về truyện thần thoại.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Phần 1: ĐỌC

Tiết 1-2

Văn bản 1,2,3: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI

(THẦN TRỤ TRỜI, THẦN SÉT, THẦN GIÓ)

(Thần thoại Việt Nam)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

v Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng.

v Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,…) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng

v Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng

v Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng

2. Về năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT…

b. Năng lực đặc thù:

* Đọc:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản thể loại thần thoại nói chung, đặc biệt là nhóm truyện thần thoại suy nguyên: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật...

- Nhận biết và phân tích được các yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật.

- Nhận biết và phân tích được nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường

- Hiểu, phân tích, đánh giá được cách nhận thức, lí giải về thế giới tự nhiên và khát vọng của người xưa; thấy được vẻ đẹp “một đi không trở lại” làm nên sức hấp dẫn riêng của thể loại thần thoại.

* Nói –nghe:

- Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của 3 truyện thần thoại và một số truyện thần thoại khác.

- Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản.

* Viết: Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

3. Phẩm chất

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng.

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

- Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

- Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .

- Thiết kế bài giảng điện tử.

- Chuẩn bị phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP VỀ THẦN THOẠI/ PHIẾU HỌC TẬP 01a,b,c: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới và dự kiến các nhóm học tập.

- Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...

- Học liệu: Video, hình ảnh clips, tranh ảnh...

* Bài tập: Sơ đồ tư duy về bài học; bài văn kể lại một truyện (cá nhân tự chọn), tranh vẽ minh hoạ nội dung tác phẩm truyện (kết hợp trong hoặc sau tiết học).

* Rubric thiết kế sơ đồ tư duy, vẽ tranh, thiết kế kịch bản

Mức độ/ Tiêu chí

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Thiết kế sơ đồ tư duy về các truyện trong SGK.

(3 điểm)

Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung

(1 điểm)

Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.

(2 điểm)

Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.

(3 điểm)

Vẽ tranh về một nhân vật trong truyện

(3 điểm)

Các nét vẽ không đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc.

(1 điểm)

Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú.

(2 điểm)

Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn.

(3 điểm)

Thiết kế một kịch bản (sân khấu hóa) về một đoạn văn bản trong các truyện vừa học.

(4 điểm)

Kịch bản đúng hướng nhưng chưa đầy đủ nội dung, diễn viên chưa nhập vai tốt.

(1-2 điểm)

Kịch bản đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn, các diễn viên diễn có ý thức diễn xuất nhưng chưa tạo được ấn tượng sâu. (3 điểm)

Kịch bản đầy đủ nội dung và hấp dẫn, cuốn hút người đọc, diễn viên diễn xuất tốt, mang lại cảm xúc cho người xem.

(4 điểm)

....................

Giáo án văn 10 Kết nối tri thức bài 2

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT …: VĂN BẢN 5. MÙA XUÂN CHÍN

____Hàn Mặc Tử____

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS cần nhận diện và phân tích được giá trị thẩm mĩ của tổ chức ngôn từ trong thơ bao gồm: nhịp điệu, nhạc điệu, các cách kết hợp từ ngữ độc đáo.

- HS hình thành được ý niệm về thơ hiện đại trong sự phân biệt với các hình thái thơ ca cổ điển đã giới thiệu trước đó.

- HS biết liên hệ, so sánh các tác phẩm văn học thuộc các truyền thống, các thời kì văn hoá khác nhau.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa xuân chín.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- HS hình thành được khả năng đồng cảm với thế giới cảm xúc của con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

- Máy chiếu

2. Học liệu: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quá trình dạy học

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mùa xuân chín.

b. Nội dung: GV cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã được học hay được đọc một bài thơ yêu thích nào về mùa xuân? Điều gì khiến em thích thú ở bài thơ ấy? Hãy chia sẻ cùng cả lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ suy nghĩ và chia sẻ những bài thơ về mùa xuân đã học: Mùa xuân nho nhỏ, rằm thánh giêng…..

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài: Điều ấn tượng, thích thú ở những bài thơ ấy là đem lại cho bạn đọc một không khí mùa xuân tràn đầy sức sống với những vẻ đẹp của thiên nhiên và sự rộn rã trong lòng người.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

A. Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Học sinh nắm được những thông tin về thể loại

- HS có 1 số hiểu biết về phong trào thơ mới và tác giả Hàn Mặc Tử

..............................................

Giáo án văn 10 Kết nối tri thức bài 3

I. MỤC TIÊU CHUNG:

Giúp HS:

• Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản nghị luận.

• Xác định được ý nghĩa của văn bản nghị luận; dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.

• Biết nhận ra và khắc phục những lỗi về mạch lạc, liên kết trong văn bản.

• Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

• Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau.

• Có thái độ quý trọng hiền tài, biết đồng cảm với người khác và sống có trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Tri thức ngữ văn

Văn bản nghị luận và các yếu tố của văn bản nghị luận

2. Phương tiện dạy học Học liệu

- Máy tính, máy chiếu, bảng, SGK, SGV

- Giấy A4.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Đọc

Tri thức ngữ văn

● Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích -Thân Nhân Trung)

● Yêu và đồng cảm (Trích – Phong Tử Khải)

● Chữ bầu lên nhà thơ (Trích – Lê Đạt)

Kiểm tra giữa kì

Thực hành tiếng Việt

Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

Viết

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nói và nghe

Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau

Thực hành đọc

Thế giới mạng & tôi (Trích – Nguyễn Thị Hậu)

Ôn tập

.....................................

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
2 11.891
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm