Giáo án Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo cả năm file word

Tải về

Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo - Mời các thầy cô tham khảo kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 10 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo hướng dẫn của Công văn 5512. Với mẫu giáo án Toán lớp 10 file word của bộ sách Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ giáo án Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là file word giáo án môn Toán 10 bộ sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài dạy từ chương 1 đến chương 10 trong SGK Toán 10 CTST. Các mẫu kế hoạch bài dạy Toán 10 Chân trời sáng tạo được trình bày bằng file word sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn và chỉnh sửa. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 2. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo file word - kì 1

CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP

BÀI 1. MỆNH ĐỀ

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Nhận biết và thể hiện, phát biểu được các loại về mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương, mệnh đề chứa ký hiệu và ;

Nhận biết và sử dụng đúng các thuật ngữ: định lí, giả thuyết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.

Xác định được tính đúng sai của mệnh đề trong các trường hợp đơn giản.

2. Về năng lực:

Năng lực

Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực giao tiếp toán học

HS sử dụng các khái niệm, thuật ngữ (mệnh đề, mệnh đề đúng, mệnh đề sai, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương, với mọi, tồn tại, định lý, giải thiết, kết luận, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ), ký hiệu (, , , và ) để biểu đạt, tiếp nhận (viết và nói) các ý tưởng, thông tin (trong học tập cũng như trong đời thường) một cách rõ ràng, súc tích và chính xác.

Năng lực tư duy và lập luận toán học

HS phân tích nhận thức đầy đủ hơn các thành phần cấu trúc cơ bản trong các lập luận quen thuộc (mệnh đề, phủ định mệnh đề, định lý, giải thiết, kết luận …)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ và tự học

Tự giải quyết các bài tập ở phần luyện tập.

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Tương tác tích cực của các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

3. Về phẩm chất:

Trách nhiệm

Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhân ái

Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

Máy chiếu, phiếu học tập, giấy màu, giấy A0, bút lông, kéo….

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Nêu vấn đề

a) Mục tiêu:

- Tạo sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về “MỆNH ĐỀ”.

b) Nội dung:

- Hỏi: Xem hình ảnh, yêu cầu học sinh phát biểu định lý theo cách khác?

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu hình ảnh và nêu câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Các HS giơ tay trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS nào giơ tay trước thì trả lời trước.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Gv nhận xét câu trả lời của HS và nhận xét.

- Gv đặt vấn đề: Sau bài học Mệnh đề chúng ta có thể đưa ra nhứng phát biểu khác nữa cho định lý vừa nêu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Mệnh đề

a) Mục tiêu: Nhận biết và lấy được ví dụ về mệnh đề, mệnh đề đúng, mệnh đề sai.

b) Nội dung:

- Hỏi 1:

Xét các câu sau đây:

(1) 1+1=2.

(2) Dân ca Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(3) Dơi là một loài chim

(4) Nấm có phải là một loài thực vật không?

(5) Hoa hồng đẹp nhất trong các loài hoa.

(6) Trời ơi, nóng quá!

Trong những câu trên,

a) Câu nào là khẳng định đúng, câu nào là khẳng định sai?

b) Câu nào không phải là khẳng định?

c) Câu nào là khẳng định, nhưng không thể xác định nó đúng hay sai?

...............................

Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo file word - kì 2

CHƯƠNG VII. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

BÀI 1: DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được tam thức bậc hai.

- Tính được nghiệm và biệt thức của tam thức bậc hai.

- Xét được dấu của tam thức bậc hai.

- Áp dụng việc xét dấu tam thức bậc hai để giải quyết một số bài toán thực tế

2. Năng lực

Năng lực chung:

NL tự chủ và tự học thông qua hoạt động cá nhân; NL giao tiếp và hợp tác thông qua trao đổi với bạn bè và hoạt động nhóm; NL giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: NL tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học.

- Vận dụng được dấu của tam thức bậc hai một ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Bổi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.

- Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- SGK, tài liệu giảng dạy, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.

- Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp.

- Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.

2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Tạo sự tò mò và hứng thú cho HS thông qua hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống là cây cầu vòm

Nhu cầu xét dấu hàm số bậc hai

b) Nội dung: GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh thực tế cây cầu vòm, sau đó cho HS xem hình ảnh trong SGK và đặt câu hỏi cho HS trả lời.

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo suy nghĩ của mình (có thể đúng hoặc sai), bước đầu hình dung về dấu của tam thức bậc hai.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và dự đoán:

+ “Cầu vòm được thiết kế với thanh vòm hình parabol và mặt cầu đi ở giữa. Trong hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, phương trình của vòm cầu là y = h(x) = -0,006x2 + 1,2x – 30. Với giá trị h(x) như thế nào tại vị trí x (0 x 200), vòm cầu: cao hơn mặt cầu, thấp hơn mặt cầu?”

..................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 3.801
Giáo án Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo cả năm file word
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm