(Có tiết ôn tập) Giáo án môn Sinh 11 Kết nối tri thức 2024

Tải về

Giáo án môn Sinh 11 Kết nối tri thức với cuộc sống - Nhằm giúp quý thầy cô có thêm tài liệu tham khảo cho công tác biên soạn giáo án bài giảng môn Sinh học 11 Kết nối tri thức cho năm học mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu giáo án môn Sinh học lớp 11 sách Kết nối tri thức từ bài 1 đến bài 14 được biên soạn bám sát nội dung SGK cũng như các hướng dẫn tại CV 5512 của Bộ giáo dục. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Mẫu Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án môn Sinh 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 1

CHƯƠNG 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

(Số tiết: 01)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực Sinh học

- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.

- Nêu được các dấu hiệu đặc trung của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt 3 giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).

- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.

- Nêu được phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.

- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

2. Về năng lực chung

- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, HS độc lập nghiên cứu SGK và các nguồn tài liệu trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, tự đánh giá về quá trình và thực hiện nhiệm vụ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, đề xuất các biện pháp giúp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi.

3. Về phẩm chất

- Trung thực: Trong kiểm tra, đánh giá để tự hoàn thiện bản thân.

- Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

- Trung thực: Thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm:

+ Với bản thân và các bạn trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Có trách nhiệm với cộng đồng trong việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thể thao, không sử dụng bia, rượu, thuốc lá,... bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập

2. Học sinh

- SGK, SBT Sinh học 10.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

- Biên bản thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi sau: Điều gì xảy ra cho cơ thể sinh vật nếu không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải được các chất thải ra môi trường?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

..............................................

Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 2

BÀI 2: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

(04 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật và mô tả được ba giai đoạn của quá trìn trao đổi nước trong cây gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân, thoát hơi nước ở lá.

Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.

- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

- Trình bày được vai trò của thoát hơi nước và cơ chế đóng mở của khí khổng.

- Neu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng. Quan sát và nhận biết được dấu hiệu của cây khi thiếu dinh dưỡng.

- Nêu được nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thu và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và quá trình dinh duownhx khoáng ở thực vật

- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí. Phân tích được vai trò của phân bón với năng suất cây trồng.

2. Năng lực.

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về trao đổi nước và khoáng ở thực vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật; dinh dưỡng nitrogen; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học vào việc chăm sóc cây trồng thông như: bón phân, tưới nước hợp lí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu

- Phiếu học tập 01: Tìm hiểu vai trò của nước và chất khoáng.

- Phiếu học tập số 02: Tìm hiểu sự hấp thụ nước, muối khoáng và vận chuyển các chất trong cây.

- Tranh ảnh, video về quá trình hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước qua lá.

- Hình ảnh, bảng biểu SGK bài 2

- Các phiếu học tập số 3,4,5,6

2. Học sinh

SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được biểu hiện của cây khi thiếu nước và dinh dưỡng khoáng.

2. Nội dung

Trò chơi “Bắt bệnh cho cây”. Xác định bệnh của cây qua các hình ảnh.

- Hình ảnh 1: Cây bị héo.

- Hình ảnh 2: Cây có lá màu vàng do thiếu dinh dưỡng.

- Hình ảnh 3: Một chậu cây xanh tốt

3. Sản phẩm học tập

- HS nói các từ khoá.

- Từ khóa: cây bị thiếu nước; cây bị thiếu chất dinh dưỡng; cây đủ nước và chất dinh dưỡng.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

Chuyển giao nhiệm vụ

- Cho HS quan sát các hình về các cây và yêu cầu nhận xét cây bị bệnh gì?

- HS làm việc cá nhân;

- Trong vòng 10s, quan sát hình về các cây, dự đoán xem cây mắc bệnh gì?

Thực hiện nhiệm vụ

Gv theo dõi hoạt động của HS

- HS quan sát hình ảnh và liên tục đưa ra đáp án, chú ý quan sát biểu hiện của lá cây để đưa ra dự đoán.

- HS có thể đoán cây bị bênh do nấm hoặc virus.

Báo cáo, thảo luận.

Gv gọi hs trả lời

- HS trả lời nội dung của từng hình.

- Nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định

- Đáp án của các hình ảnh.

- Nước và ion khoáng có vai trò như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây?

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu vai trò của nước và chất khoáng

a. Mục tiêu

- Trình bày được tỉ lệ nước trong mô thực vật, liệt kê được 4 vai trò của nước đối với thực vật.

- Trình bày được khái niệm, vai trò dinh dưỡng ở thực vật, liệt kê được 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

- Phân biệt được nhóm nguyên tố đa lượng và nhóm nguyên tố vi lượng (hàm lượng, nguyên tố; vai trò).

- Nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng (qua dấu hiệu đặc trưng của lá).

- Có những biện pháp tưới nước và bón phân hợp lý cho cây trồng.

.......................

Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 3

BÀI 3: THỰC HÀNH: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

(02 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.

- Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh.

- Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi thực hành làm các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây. Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin của các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia thực hành thí nghiệm.

- Trách nhiệm: Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác, tuân thủ quy tắc an toàn phòng thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh (điện thoại di động).

2. Đối với học sinh

- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.

- Báo cáo kết quả thực hành.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo hứng thú, tinh thần làm việc tích cực cho HS.

- Giáo dục ý thức tự tìm tòi, ham học hỏi, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn trồng trọt để tăng năng suất cây trồng.

b. Nội dung:

GV cho HS báo cáo kết quả thực hành tưới nước và chăm sóc cây tại nhà của các nhóm trong thời gian 4 – 5 ngày.

c. Sản phẩm:

HS báo cáo qua video tự quay hoặc qua hình ảnh chụp trên điện thoại sau đó in màu sắp xếp trên giấy rôki.

HS kết luận được: Tưới nước hợp lí sẽ đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây. Khi tưới nước không đủ hoặc thừa so với nhu cầu sinh lí của cây, cây mất cân bằng nước, biểu hiện thành triệu chứng héo, thối, có thể dẫn đến chết cây.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ trong tiết học trước, hướng dẫn các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 3.5. Quy trình thực hành chăm sóc cây.

Bước 1: Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu có kích thước giống nhau (chứa cùng loại đất với khối lượng như nhau).

Bước 2: Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: chậu 1 không tưới nước, chậu 2 tưới nước vào buổi sáng, chậu 3 tưới nước vào sáng và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2.

Bước 3: Quan sát, so sánh hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 - 5 ngày và rút ra nhận xét.

Lưu ý: Với chậu trồng cây chứa khoảng 3 - 3,5 kg đất, chậu 2 tưới 100 mL/lần, chậu 3 tưới 200 mL/lần.

Hs tiếp nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

GV hỗ trợ học sinh (nếu cần) qua trao đổi thông tin trên Zalo/Messenger

HS phân công nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn, quan sát, ghi chép và viết báo cáo.

Báo cáo, thảo luận.

GV chọn ngẫu nhiên 1 nhóm để báo cáo.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm trước lớp.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

......................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem thêm nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 3.051
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu (Có tiết ôn tập) Giáo án môn Sinh 11 Kết nối tri thức 2024