(Tải miễn phí) Giáo án Hóa học 11 Kết nối tri thức 2024

Tải về

Giáo án môn Hóa lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc trọn bộ giáo án môn Hóa học lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Với mẫu giáo án Hóa lớp 11 Kết nối tri thức file word được Hoatieu chia sẻ dưới đây sẽ giúp các thầy cô nắm được cách soạn giáo án môn Hóa lớp 11 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch bài dạy môn Hóa lớp 11 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Mẫu giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án môn Hóa 11 KNTT file word

Dưới đây là nội dung chi tiết trọn bộ kế hoạch bài dạy môn Hóa học 11 bộ sách Kết nối tri thức với đầy đủ nội dung các bài học trong SGK Hóa lớp 11 bộ KNTT. Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức được soạn theo hướng dẫn của CV 5512 sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới. Để xem đầy đủ các nội dung của giáo án môn Hóa học 11 sách Kết nối tri thức, mời các thầy cô sử dụng file tải về trong bài.

Để tải trọn bộ giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức với cuộc sống file word cả năm, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án môn Hóa 11 KNTT file word

Giáo án bài 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức

BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

I. Mục tiêu

1) Kiến thức

- Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.

- Viết được hằng số cân bằng (KC) của phản ứng thuận nghịch.

- Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:

(1) Phản ứng: 2NO2 ⇌ N2O4

(2) Phản ứng thuỷ phân sodium acetate.

- Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học.

2) Năng lực

a) Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin để xác định phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt, cân bằng hoá học, các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm trong thực hành thí nghiệm và hoàn thiện các phiếu học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học.

b) Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch; Viết được hằng số cân bằng (KC) của phản ứng thuận nghịch.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Giải thích được các cân bằng hoá học diễn ra trong tự nhiên và trong cơ thể con người. Áp dụng trong việc chăm sóc sức khoẻ và giải thích các hiện tượng tự nhiên.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học.

3) Phẩm chất

- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Video minh hoạ thí nghiệm 1; thí nghiệm 2 trong SGK.

- 6 bộ hoá chất dụng cụ:

+ Hoá chất: tinh thể CH3COONa; dung dịch CH3COOH; H2O; phenolphthalein.

+ Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm.

- Thiết kế các phiếu học tập, slide…

- Máy tính, máy chiếu …

2. Học sinh

- SGK, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung:

HS làm việc theo cặp đôi, trả lời câu hỏi mở đầu từ đó hình thành nên mục tiêu bài học.

CÂU HỎI MỞ ĐẦU

Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi các chất đầu thành sản phẩm. Tuy nhiên, có nhiều phản ứng, các chất sản phẩm sinh ra lại có thể phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu. Đối với những phản ứng này, làm thế nào để thu được nhiều sản phẩm hơn và làm tăng hiệu suất phản ứng?

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS, dự kiến:

Đối với các phản ứng này, người ta thường vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để chuyển dịch cân bằng theo mong muốn nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn và làm tăng hiệu suất phản ứng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, trả lời câu hỏi mở đầu.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi, trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, đôn đốc HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Đại diện 1 HS trình bày câu trả lời; Các HS còn lại chú ý lắng nghe, góp ý (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV không nhận xét tính đúng/ sai mà dựa vào đó để dẫn dắt vào bài mới.

GV dẫn dắt vào bài: Để nhận xét câu trả lởi của bạn đã đầy đủ và chính xác chưa, sau đây cô cùng các em tìm hiểu bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch

a) Mục tiêu:

Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch.

b) Nội dung:

Học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức.

.............................

Giáo án bài 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức

BÀI 2 : Cân bằng trong dung dịch nước

I. MỤC TIÊU

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về dung dịch chất điện lí, chất không điện li, Thí nghiệm khả năng dẫn điện của dung dịch nước muối và nước đường. Khái niệm, công thức tính pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn; Biểu thức tính pH, chất chỉ thị; Nguyên tắc xác đinh nồng độ acid, base bằng phương pháp chuẩn độ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về chất điện li, chất không điện li,Thuyết Brønsted – Lowry ( Brôn-stet-Lau-ri) về acid-base; khái niệm, công thức tính pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn; Biểu thức tính pH, chất chỉ thị; Nguyên tắc xác đinh nồng độ acid, base bằng phương pháp chuẩn độ. Thực hiện thí nghiệm chuẩn độ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao dung dịch dẫn điện , dung dịch không dẫn điện , giải thích được thừa, thiếu acid trong dạ dày ảnh hưởng đến sức khoẻ; Vì sao bón vôi khi đất nhiễm phèn?

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Nêu được: Khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.

- Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li.

- Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion.

- Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.

- Khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).

- Nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ

Viết lại được:

- Phương trình điện li của các chất

- Biểu thức tính pH (pH = –lg[H+] hoặc [H+] = 10–pH)

Trình bày được:

- Thuyết Brønsted – Lowry ( Brôn-stet-Lau-ri) về acid-base: Acid là những chất cho proton H+ base là những chất nhận proton H+.

- Cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...

Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid).

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm xác định chất dẫn điện , chất không dẫn điện , phân biệt acid, base theo thuyết Brønsted – Lowry. Thu thập và xử lí số liệu tính nồng độ dung dịch NaOH. Làm chất chỉ thị từ nước ép bắp cải tím.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tại sao có thể dùng phèn sắt, nhôm ( hay phèn chua ) để làm trong nước và chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm , dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước , Sodium carbonate ứng dụng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa . Ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...). Xác đinh môi truòng dung dịch dựa vào chất chỉ thị.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về sự điện li, chất điện li, chất không điện li,phân biệt acid, base theo thuyết Brønsted – Lowry

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bộ thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch nước muối, muối rắn và nước cất.

- Các chỉ thị: quỳ tím, giấy pH

- Các dung dịch: NaOH, NH3, HCl, H2SO4, Na2CO3, NaCl.

- Bộ thí nhiệm chuẩn độ acid – base.

- Phiếu bài tập số 1, 2,3,4,5

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Kiểm tra bài cũ: Không

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS với bài học mới.

b) Nội dung:

Giáo viên chiếu cho HS xem tiết mục ảo thuật uống nước có 2 đầu nối với dây điện. Có thể giải thích tiết mục ảo thuật trên bằng kiến thức khoa học hay không?

c) Sản phẩm: HS dựa trên việc quan sát video đưa ra suy luận của bản thân.

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân, GV gợi ý, hỗ trợ HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

...................

Giáo án bài 3 Hóa học 11 Kết nối tri thức

BÀI 3: ÔN TẬP CHƯƠNG 1

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức đã học về:

- Phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.

- Sự điện li, chất điện li, chất không điện li.

- Thuyết Brønsted – Lowry về acid – base.

- Khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).

- Nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.

- Ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng làm việc với SGK: Tóm tắt hệ thống kiến thức chương cân bằng hoá học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tóm tắt hệ thống hoá kiến thức chương cân bằng hoá học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tế liên quan đến nội dung kiến thức chương cân bằng hoá học.

2.2. Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Trình bày được:

- Khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.

- Thuyết Brønsted – Lowry về acid – base.

- Ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-.

Nêu được:

- Khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.

- Khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).

- Nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.

Viết được:

- Biểu thức tính pH (pH = –lg[H+] hoặc [H+] = 10–pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...

- Biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận kết hợp những hiểu biết có sẵn để hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức và giải quyết các bài tập.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được các vấn đề thực tế liên quan đến nội dung kiến thức chương cân bằng hoá học.

- Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK, internet về cân bằng hoá học.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Mảnh ghép, giấy A0, băng dính hai mặt, nam châm,…

Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

b) Nội dung: Trò chơi “Mảnh ghép phù hợp”

c) Sản phẩm: HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Tổ chức, hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi

Giáo viên giới thiệu:

+ Trò chơi có tên gọi “Mảnh ghép phù hợp”.

+ Mục đích: Thông qua lựa chọn các mảnh ghép học sinh tiến hành ôn tập lại kiến thức về cân bằng hoá học và cân bằng trong dung dịch nước.

Quan sát, theo dõi.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi

Giáo viên chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm được phát 20 mảnh ghép mang thông tin, Các nhóm tìm và xếp các mảnh ghép có nội dung phù hợp nhau tạo thành hình trái tim và dán vào bảng phụ. Nhóm nào xếp nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.

(Thời gian tối đa cho trò chơi: 3 phút).

Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Giáo viên quan sát bao quát lớp, giám sát các nhóm tham gia trò chơi.

Học sinh nhận các mảnh ghép, thống nhất câu trả lời, lựa chọn mảnh ghép phù hợp, gắn lên bảng phụ.

Bước 4: Nhận xét sau trò chơi

Giáo viên cho các nhóm nhận xét, chỉnh sửa bài làm của nhóm khác. Giáo viên chuẩn hóa lại kiến thức. Giáo viên công bố kết quả chơi của các nhóm và trao giải thưởng.

Lắng nghe nhận xét của các bạn, nhận xét và kết luận của giáo viên.

.......................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về hoàn toàn miễn phí của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 2.726
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm