Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo cả năm
Giáo án môn Hóa lớp 11 Chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo - Mẫu Kế hoạch bài dạy môn Hóa lớp 11 Chân trời sáng tạo được các thầy cô giáo biên soạn theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp các thầy cô tiết kiệm được thời gian và công sức khi soạn giáo án cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Hóa học lớp 11 sách Chân trời sáng tạo file word, mời các thầy cô cùng tham khảo.
Để tải trọn bộ giáo án Hóa học lớp 11 CTST file word, mời các bạn sử dụng file tải về miễn phí trong bài. |
Giáo án Hóa 11 Chân trời sáng tạo
Chương 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.
- Viết được hằng số cân bằng (KC) của phản ứng thuận nghịch.
- Thực hiện thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng:
(1) Phản ứng: 2NO2 ⇌ N2O4
(2) Phản ứng thuỷ phân sodium acetate.
- Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch; Làm việc nhóm hiệu quả trong quá trình thảo luận, thực hiện thí nghiệm.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
* Năng lực hóa học:
– Nhận thức hoá học: Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch; Viết được biểu thức hằng số cân bằng (KC) của một phản ứng thuận nghịch.
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học.
3. Phẩm chất:
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Video minh hoạ thí nghiệm 1; thí nghiệm 2 trong SGK.
- 6 bộ hoá chất dụng cụ:
+ Hoá chất: tinh thể CH3COONa; dung dịch CH3COOH; H2O; phenolphthalein.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm.
- Thiết kế các phiếu học tập, slide…
- Máy tính, máy chiếu …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Không
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Thông qua hình ảnh cân sức của trò chơi dân gian kéo co, GV giới thiệu và giúp HS hình dung trạng thái cân bằng của phản ứng hóa học.
b) Nội dung:
Trong một cuộc thi kéo co, có những lúc sợi dây không dịch chuyển. Tưởng như hai đội thi không tác động một lực nào lên sợi dây nhưng trong thực tế, đội nào cũng ra sức dùng lực để chiến thắng. Hai đội đang tác dụng hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn lên sợi dây, gây ra hiện tượng sợi dây không thay đổi vị trí. Lúc này sợi dây đang đạt trạng thái cân bằng. Phản ứng hoá học thuận nghịch cũng tồn tại trạng thái cân bằng. Cân bằng hoá học là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học?
c) Sản phẩm: HS dựa trên hình ảnh, đưa ra dự đoán của bản thân.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh
- HS quan sát, HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp nêu ý kiến.
- GV gợi ý, hỗ trợ HS.
....................................................
BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.
– Trình bày được thuyết Brønsted – Lowry về acid – base.
– Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).
– Viết được biểu thức tính pH (pH = –lg[H+] hoặc [H+] = 10–pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...
– Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
– Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid).
– Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về quá trình làm thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về các khái niệm, nguyên tắc, cách viết PT điện li.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao cần có hiểu biết về pH của dung dịch, về sự thuỷ phân các ion để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
– Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.
– Trình bày được thuyết Brønsted – Lowry về acid – base.
– Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).
– Viết được biểu thức tính pH (pH = –lg[H+] hoặc [H+] = 10–pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, thực hành, quan sát thí nghiệm tìm ra chất điện li, chất điện li mạnh, yếu, xác định pH của 1 dung dịch.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tại sao có thể dùng các ion Al3+, Fe3+ để làm trong nước; tại sao dùng ion CO32- để xử lý pH nước bể bơi, dùng vôi để xử lý đất trồng,…
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về phân loại chất điện li, trình bày thuyết Bronsted – Lowry, tích số ion của nước, thang đo pH, cách chuẩn độ, ....
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Video khởi động.
- Các thiết bị , hoá chất thực hiện các thí nghiệm: thử tính dẫn điện, chuẩn độ acid – base, làm trong nước bằng phèn chua.
- Phiếu học tập số 1, số 2....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Không
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Thông qua video học sinh hiểu được vấn đề đặt ra trong bài học, cũng như ứng dụng của pH và chất chỉ thị acid, base trong đời sống.
b) Nội dung: Video nói về cách xác định pH của môi trường nước nuôi tôm bằng 2 cách: dùng chất chỉ thị hoặc máy đo pH
https://youtu.be/l2pivNhoW7w
c) Sản phẩm: HS nêu được vấn đề được đề cập trong video, đưa ra dự đoán của bản thân.
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học sinh xem video. Từ đó gv chốt vấn đề: có thể dùng giá trị pH để xác định sơ bộ môi trường của dung dịch và cách xác định nhanh giá trị pH, ý nghĩa trong cuộc sống.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
.................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Phân phối chương trình môn Mĩ thuật 11 Chân trời sáng tạo
Phân phối chương trình môn Âm nhạc lớp 11 Chân trời sáng tạo
Phân phối chương trình Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Phân phối chương trình Hóa học 11 Chân trời sáng tạo
Phân phối chương trình Hóa học 11 Cánh Diều
Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
(Bản đẹp) Giáo án Hóa học 11 Cánh Diều 2024 tải về miễn phí
Phân phối chương trình môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức cả năm
-
Giáo án STEM Toán 7 file word
-
Giáo án PowerPoint Tin học 7 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 năm 2024-2025
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)
-
(Mới) Giáo án điện tử tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo 2024
-
(Mới) Giáo án Powerpoint Toán 3 Chân trời sáng tạo Trọn bộ cả năm
-
Giáo án câu lạc bộ Toán + Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
-
(File word) Giáo án Tin học lớp 5 Kết nối tri thức Trọn bộ cả năm
-
(Bài mẫu) Giáo án điện tử Địa lí 9 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công