(Cả năm) Giáo án Vật lí lớp 11 Cánh Diều 2024

Tải về

Giáo án môn Vật lí lớp 11 Cánh Diều - Giáo án Vật lý 11 sách Cánh Diều bao gồm mẫu bài soạn giáo án môn Vật lí lớp 11 SGK mới sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành tốt nhất giáo án dạy học cho năm học 2024. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Vật lí lớp 11 Cánh Diều file word giúp các thầy cô dễ dàng thao tác và chỉnh sửa sao cho phù hợp với nội dung dạy học.

Lưu ý: Mẫu giáo án môn Vật lí lớp 11 Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Kế hoạch bài dạy Vật lý lớp 11 Cánh Diều chủ đề 1

Giáo án bài 1 chủ đề 1 Vật lí 11 Cánh Diều

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
  • Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm hoặc hình vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
  • Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
  • Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nhận thức vật lí
  • Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí:
  • Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động
  • Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
  • Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: dao động cơ; dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)

2. Đối với học sinh:

  • Sách giáo khoa
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình về chuyển động trong cuộc sống, thảo luận, mô tả về dao động.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra, mô tả về dao động cơ .

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Hằng ngày, chúng ta thấy rất nhiều chuyển động, trong đó, có những vật chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng. Chuyển động của người chơi đu là một ví dụ như vậy (Hình 1.1).

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về những chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng cuộc sống.

- GV chiếu video/ hình ảnh về dao động cho HS quan sát

+ dây đàn ghita rung động

+ Pít – tông chuyển động lên xuống

- GV giới thiệu với HS: Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ học

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:

+ Mô tả dao động như thế nào?

+ Dao động cơ có những đặc điểm chung gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Dao động điều hòa

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về dao động

a. Mục tiêu:

- HS làm thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa.

c. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm tạo dao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm lần lượt theo các bước trong phần thí nghiệm mục I.1 SGK – tr6

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu đại diện các nhóm mô tả chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm

- GV nhận xét, chiếu sơ đồ biểu diễn chuyển động của quả cầu nhỏ và giải thích cho HS về chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm

- GV kết luận với HS về khái niệm dao động

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK – tr8:

+ Dùng một lò xo, một quả cầu nhỏ bằng kim loại, sợi dây và giá thí nghiệm, thảo luận với bạn xây dựng phương án và thực hiện phương án tạo ra dao động của quả cầu treo ở đầu lò xo.

+ Nêu những ví dụ về dao động mà em quan sát được trong thực tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tạo ra dao động và mô tả lại dao động

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm mô tả dao động tự do của quả cầu

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về dao động tự do

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS khi nào vật thực hiện được một dao động: Khi đi từ vị trí 1 qua vị trí cân bằng O đến vị trí 2 rồi quan ngược lại đi qua O về vị trí cũ 1.

- GV nhấn mạnh với HS: Nếu không có lực cản thì chuyển động của quả cầu có thể tự tiếp diễn, dao động của quả cầu là dao động tự do

- GV chiếu Hình 1.4; 1.5 về một số dao động tự do cho HS quan sát

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 (SGK – tr9) Với một cái thước mỏng đàn hồi, hãy đề xuất phương án tạo ra dao động tự do của thước và mô tả cách làm.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập trong SGK – tr9

- GV đặt câu hỏi: Trong thực tế luôn có sự xuất hiện của lực cản, vậy lực cản ảnh hưởng như thế nào đến dao động tự do của một vật?

à Lực cản làm cho năng lượng dao động của vật bị giảm dần và chuyển hóa thành nhiệt năng à Các dao động sẽ bị tắt dần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về biên độ, chu kì, tần số của dao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình ảnh để tìm hiểu về thí nghiệm chuyển động của xe kĩ thuật số.

- GV thông báo với HS khái niệm về li độ

+ Li độ là độ dịch chuyển của xe so với vị trí cân bằng

+ Li độ cho biết độ lệch và chiều lệch của xe so với vị trí cân bằng.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.7 trả lời câu hỏi 4 (SGK – tr10): Từ đồ thị Hình 1.7, mô tả sự thay đổi li độ của xe theo thời gian.

- GV chiếu cho HS quan sát Hình 1.8, dựa vào đồ thị nêu định nghĩa về biên độ, chu kì và tần số của dao động

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 5 (SGK – tr 10): Tìm mối liên hệ giữa chu kì T và tần số f của dao động.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi phần hoạt động (SGK – tr11)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi GV yêu cầu

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. DAO ĐỘNG

1. Thí nghiệm tạo dao động

* Thí nghiệm hình 1.2

* Kết luận

Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng gọi là dao động.

CH1 (SGK – tr8)

Phương án thí nghiệm tạo ra dao động của quả cầu treo ở một đầu lò xo

- Treo một vật nhỏ nặng vào đầu tự do của một lò xo nhẹ

- Khi quả cầu đứng yên tại vị trí can bằng, kéo quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho quả cầu chuyển động

- Mô tả chuyển động của quả cầu.

CH2 (SGK – tr8)

Ví dụ về dao động trong thực tế: chuyển động đung đưa của chiếc lá, chuyển động của mặt nước gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh,...

2. Dao động tự do

* CH3 (SGK – tr9)

Phương án thí nghiệm tạo ra dao động tự do của thước:

- Cố định một đầu thước trên mặt gỗ, 1 đầu thả tự do. Khi đó thước đứng yên tại vị trí cân bằng

- Nâng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay

- Mô tả chuyển động của thước

* LT (SGK – tr9)

Đáp án: C

3. Biên độ, chu kì, tần số của dao động

- Li độ là độ dịch chuyển của xe so với vị trí cân bằng

- Li độ cho biết độ lệch và chiều lệch của xe so với vị trí cân bằng.

- Biên độ của dao động là độ lớn cực đại của độ dịch chuyển của vật dao động so với vị trí cân bằng, kí hiệu là A.

- Chu kì của dao động là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T.

- Đơn vị của chu kì là giây.

- Tần số của dao động là số dao động vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.

- Đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).

* CH4 (SGK – tr10)

+ Sau khoảng thời gian t/2 li độ của vật đạt giá trí cực đại;

+ sau khoảng thời gian t, li độ của vật quay trở về vị trí cân bằng.

* CH5 (SGK – tr11)

Mối liên hệ giữa chu kì T và tần số f của dao động: f = 1/T

* Hoạt động (SGK – tr11)

Chu kì đập của tim: 7. 0,12 = 0,84

...........................

Giáo án bài 2 chủ đề 1 Vật lí 11 Cánh Diều

BÀI 2: MỘT SỐ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA THƯỜNG GẶP 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Vận dụng được các phương trình về li độ, vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa.

- Vận dụng được phương trình của dao động điều hòa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.

- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được một số dao động điều hòa thường gặp.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến con lắc đơn, con lắc lò xo và đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

- Nêu được cấu tạo và công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo.

- Vận dụng được các phương trình của dao động điều hòa.

- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.

- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh quả cầu dao động, hình ảnh con lắc lò xo, hình ảnh đồng hồ quả lắc,…

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm con lắc đơn: vật nhỏ khối lượng m, sợi dây mảnh có chiều dài l; Dụng cụ thí nghiệm con lắc lò xo: vật nhỏ khối lượng m, lò xo có độ cứng k.

- HS cả lớp: Các hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dựa vào câu hỏi mở đầu hoặc tình huống do GV đưa ra, HS nêu được vấn đề mô tả những dao động điều hòa thường gặp trong cuộc sống.

b. Nội dung: GV nhắc lại ở bài học trước đã được học về dao động điều hòa và định nghĩa các đại lượng mô tả dao động điều hòa, trong bài này sẽ thảo luận về sử dụng các đại lượng này trong cuộc sống.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi mở đầu để thảo luận về một số dao động điều hòa thường gặp.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh quả cầu dao động với biên độ A (hình 2.1) cho HS quan sát và thảo luận.

Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu dao động điều hoà và định nghĩa các đại lượng mô tả dao động điều hoà. Trong bài học này, chúng ta sẽ sử dụng các đại lượng đó để mô tả một số dao động điều hoà thường gặp trong cuộc sống.

Ở Hình 2.1, trong điều kiện không có lực cản, dao động của quả cầu với biên độ nhỏ là một ví dụ về dao động điều hoà.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Mô tả dao động điều hoà này như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2. Một số dao động điều hòa thường gặp.

NỘI DUNG TIẾT SỐ 7

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo và công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu được cấu tạo và công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và thực hiện theo các hoạt động trong SGK để nêu được cấu tạo và công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn.

c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận, mô tả được cấu tạo, xác định được vị trí cân bằng và nêu được công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn.

d. Tổ chức hoạt động:

......................

Giáo án bài 3 chủ đề 1 Vật lí 11 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Giáo án bài 4 chủ đề 1 Vật lí 11 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Kế hoạch bài dạy Vật lý lớp 11 Cánh Diều chủ đề 2

Giáo án bài 1 chủ đề 2 Vật lí 11 Cánh Diều

BÀI 1: MÔ TẢ SÓNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.

- Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức và vận dụng được biểu thức.

- Nêu được ví dụ thực tế chứng tỏ sóng truyền năng lượng.

- Thực hiện thí nghiệm (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.

- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.

- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được sóng.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến mô tả sóng, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

- Nhận biết được các đại lượng đặc trưng của sóng: bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ, cường độ sóng.

- Nêu được biểu thức và vận dụng được biểu thức.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng.

- Phân tích được mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.

- Tìm hiểu và giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến sự phản xạ, khúc xạ sóng và hiệu ứng Doppler.

- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Kế hoạch dạy học.

- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh sóng trên mặt biển, đồ thị li độ - khoảng cách và các đại lượng đặc trưng của sóng, mô hình biểu diễn vị trí các phần tử của sợi dây ở những điểm liên tiếp,…

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua việc tái hiện lại một số loại sóng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và đặt vấn đề về sự hình thành sóng để nêu vấn đề vào bài học cho HS.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ/video về sóng trên mặt biển, thảo luận, mô tả về sự lan truyền của sóng.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về quá trình truyền sóng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu hình ảnh sóng trên mặt biển (hình 1.1) cho HS quan sát.

Ở bờ biển, ta thấy các con sóng nối tiếp nhau xô vào bờ. Các con sóng lớn có thể lan truyền hàng trăm kilomet trên mặt biển trước khi đập vào bờ.

Hình 1.1 mô tả các con sóng đến gần bờ sau quãng đường dài lan truyền trên mặt biển.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vậy sóng được tạo ra và lan truyền như thế nào?

- GV yêu cầu HS giới thiệu thêm một số ví dụ về các loại sóng trong thực tế bằng cách trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr37): Lấy một ví dụ về sóng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr37)

Một số ví dụ về sóng: sóng trên dây lụa khi nghệ sĩ múa, sóng vô tuyến trong công nghệ phát thanh, ra-đa, sóng viba trong lò vi sóng, sóng điện từ trong máy chụp X – quang.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Mô tả sóng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu mô hình sóng lí tưởng

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu được mô hình sóng lí tưởng được biểu diễn trên đồ thị li độ - khoảng cách.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS mô tả sóng lí tưởng bằng cách vẽ lại và liệt kê các yếu tố có trên đồ thị.

c. Sản phẩm: Nội dung mô tả các yếu tố trên đồ thị li độ - khoảng cách.

.......................

Giáo án bài 2 chủ đề 2 Vật lí 11 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Giáo án bài 3 chủ đề 2 Vật lí 11 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

Kế hoạch bài dạy Vật lý lớp 11 Cánh Diều chủ đề 3

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 1.564
(Cả năm) Giáo án Vật lí lớp 11 Cánh Diều 2024
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu (Cả năm) Giáo án Vật lí lớp 11 Cánh Diều 2024