(Bài 1-17) Giáo án Địa lí 11 Cánh Diều 2024

Tải về

Giáo án Địa lý lớp 11 bộ sách Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu giáo án môn Địa lớp 11 bộ Cánh Diều file word. Với mẫu giáo án Địa lý lớp 11 Cánh Diều file doc dưới đây sẽ giúp các thầy cô thuận tiện hơn trong việc soạn giáo án cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Địa 11 theo chủ đề của bộ sách Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Mẫu giáo án Địa 11 sách Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Địa lý 11 Cánh Diều file word

Giáo án Địa lí 11 Cánh diều Bài 1

BÀI 1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.

- Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

- Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước.

- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

- Thu thập được tư liệu về kinh tế - xã hội của một số nước từ các nguồn khác nhau.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, bản đồ,…

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được bản đồ để xác định được sự phân bố các nhóm nước trên thế giới theo trình độ phát triển và giải thích nguyên nhân.

+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Phát hiện và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng các công cụ địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ,…

+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về sự phân chia các nhóm nước trên thế giới.

+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về quá khứ cũng như hiện tại phát triển của đất nước.

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân.

- Chăm chỉ: Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện đạo đức bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: HS nhận diện được một số đặc điểm cơ bản của nhóm nước phát triển và đang phát triển.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.

* Câu hỏi: Xem video và cho biết suy ngẫm của mình về các quốc gia trên thế giới.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trình chiếu video và cho HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách”, HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi và có 30 giây suy ngẫm sau đó trả lời câu hỏi.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Mở đầu: Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia thành nhiều nhóm nước khác nhau dựa theo các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Vậy những chỉ tiêu nào được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? Các nhóm nước có sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội như thế nào?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các nhóm nước

a) Mục tiêu: HS phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, SGK, làm việc theo cặp để hoàn thành yêu cầu.

* Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1, hãy trình bày về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI của các nhóm nước.

BẢNG 1.1. GNI/NGƯỜI, CƠ CẤU GDP VÀ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2020

Chỉ tiêu

Nhóm nước

Nước phát triển

Nước đang phát triển

Ca-na-đa

Cộng hòa

Liên bang Đức

Bra-xin

In-đô-nê-xi-a

GNI/người (USD/người)

43 540

47 520

7 800

3 870

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1,7

0,7

5,9

13,7

Công nghiệp, xây dựng

24,6

26,5

17,7

38,3

Dịch vụ

66,9

63,3

62,8

44,4

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

6,8

9,5

13,6

3,6

HDI

0,931

0,944

0,758

0,709

(Nguồn: WB, UN, 2020)

......................

Giáo án Địa lí 11 Cánh diều Bài 2

BÀI 2. TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

- Phân tích được ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hóa kinh tế.

- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

+ Biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, bản đồ,…

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Giải thích được xu thế, nguyên nhân và hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng các công cụ địa lí: Biết đọc và sử dụng bản đồ..

+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về xu thế, nguyên nhân và hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế.

+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến xu thế, nguyên nhân và hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện đạo đức bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: HS liên hệ kiến thức thực tiễn của bản thân về toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.

* Câu hỏi: Theo dõi video và cho biết những vai trò cơ bản của toàn cầu hóa.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã được học và trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video, yêu cầu HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Mở đầu: Toàn cầu hóa, khu vực hóa là xu thế tất yếu trên thế giới và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, khu vực. Vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có những biểu hiện, hệ quả như thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với các nước trên thế giới?

..................

Giáo án Địa lí 11 Cánh diều Bài 3

Xem trong file tải về.

Giáo án Địa lí 11 Cánh diều Bài 4

Xem trong file tải về.

Giáo án Địa lí 11 Cánh diều Bài 5

Xem trong file tải về.

Giáo án Địa lí 11 Cánh diều Bài 6

Xem trong file tải về.

Giáo án Địa lí 11 Cánh diều Bài 7

Xem trong file tải về.

Mời các bạn sử dụng file tải về trong bài để xem đầy giáo án Địa lí 11 Cánh Diều từ bài 1 đến bài 17.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.805
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm