Giáo án Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo
Giáo án môn Địa 11 Chân trời sáng tạo
Giáo án Địa lý lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu giáo án môn Địa lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo file word. Với mẫu giáo án Địa lý lớp 11 Chân trời sáng tạo file doc dưới đây sẽ giúp các thầy cô thuận tiện hơn trong việc soạn giáo án cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Địa 11 theo chủ đề của bộ sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.
- Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức 2023 - 2024
- Giáo án chuyên đề Địa lí 11 Kết nối tri thức file word
Giáo án Địa lí 11 sách mới
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM
BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
- Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.
Năng lực địa lí:
- Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam.
- Sử dụng bản đồ: biết đọc bản đồ khí hậu Việt Nam để rút ra các thông tin cần thiết.
- Thu thập được thông tin về khí hậu từ những trang web.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh ảnh, video, tài liệu, bản đồ khí hậu Việt Nam
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
- Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
b. Nội dung:
- GV trả lời câu hỏi ở phần khởi động.
- GV giới thiệu cho HS về các mục tiêu bài học
c. Sản phẩm học tập:
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định đến thiên nhiên nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác.
- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi: Đặc điểm của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng.
+ Miền Bắc có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+ Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Qua câu trả lời trên, chúng ta cũng nắm khái quát được đặc điểm khí hậu của nước ta, nhưng để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với Bài 6. Đặc điểm khí hậu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a.Mục tiêu: HS tìm hiểu và nắm rõ về tính chất của khí hậu Việt Nam.
b. Nội dung: Đọc thông tin mục 1 – SGK tr.114 – 116, quan sát hình ảnh, biểu đồ, thảo luận nhóm nhỏ và tìm hiểu.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được những tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vào Phiếu bài tập.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1 . Tính chất nhiệt đới ẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (6 HS), đánh STT các thành viên trong nhóm. - GV nêu yêu cầu: Em hãy đọc mục 1a, quan sát Hình 6.1 và nêu những đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta. - GV gọi ngẫu nhiên các nhóm và các STT HS của mỗi nhóm, yêu cầu nêu đặc điểm thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu. - GV sẽ chiếu các hình ảnh về khí hậu nhiệt đới để các nhóm đoán, nhóm nào trả lời nhanh hơn sẽ ghi điểm, câu trả lời trùng nhau sẽ không được điểm.
- GV gọi 2 – 3 bạn lên bảng, quan sát bản đồ Hình 6.1 và đọc dữ liệu về tính chất nhiệt đới ẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.114, Hình 6.1 – SGK tr.115 và trả lời câu hỏi. - HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS lên trình bày những đặc điểm khí hậu nhiệt đới ở nước ta. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. Nhiệm vụ 2 . Tính chất gió mùa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của gió nào? Khí hậu nước ta có mấy mùa gió chính? Đó là gió mùa nào? - GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4 nhóm chẵn, 4 nhóm lẻ), đánh STT các thành viên trong nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong 5 phút và điền vào Phiếu học tập (đính kèm ở cuối mục) : Em hãy đọc mục 1b, quan sát Hình 6.1 và cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? - GV phát phiếu học tập cho các nhóm: + Nhóm chẵn: gió mùa mùa đông. + Nhóm lẻ: gió mùa mùa hạ. - GV gọi 2 – 3 bạn một số nhóm lên và chỉ vào hoạt động của gió mùa hạ và gió mùa đông trên bản đồ. - GV cho HS xem thêm video sau để hiểu rõ hơn về tính chất gió mùa ở nước ta: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, đọc thông tin mục 1b – SGK tr.114, Hình 6.1 – SGK tr.115 và thực hiện nhiệm vụ của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày theo Phiếu học tập của nhóm mình. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm nhận xét, bổ sung thông tin, đưa ra ý kiến đóng góp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV bổ sung, chốt các nội dung và tuyên dương những nhóm trình bày tốt. - GV tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa a. Tính chất nhiệt đới ẩm - Tính chất nhiệt đới: các yếu tố bức xạ. + Lượng bức xạ tổng cộng lớn. + Cán cân bức xạ luôn dương. + Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. + Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000 giờ/năm. - Tính chất ẩm: lượng mưa và độ ẩm + Lượng mưa trung bình lớn: 1500 – 2000 mm/năm, 3000 – 4000 mm/năm (khu vực gần biển, vùng núi cao) + Cân bằng ẩm: dương. + Độ ẩm không khí cao: > 80%. b. Tính chất gió mùa: - Thông tin chung: + Phạm vi: gió Tín phong bán cầu Bắc. + Ảnh hưởng: các khối khí hoạt động theo mùa. + Có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. - Gió mùa mùa đông: + Thời gian: tháng 11 – tháng 4 năm sau. + Hướng gió: khối khí lạnh từ phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc. + Phạm vi hoạt động chủ yếu: miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc). + Đặc điểm: • Miền Bắc: có mùa đông lạnh; thời tiết lạnh, khô và lạnh, ẩm, có mưa phùn. • Miền núi cao: có sương muối, băng tuyết. • Nam Bộ và Tây Nguyên: mùa khô. • Duyên hải miền Trung: có mưa. - Gió mùa mùa hạ: + Thời gian: tháng 5 – tháng 10. + Hướng gió: khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam. + Phạm vi hoạt động chủ yếu: miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào Nam). + Đặc điểm: • Đầu mùa hạ: ✔ Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương. ✔ Ảnh hưởng: → Nam Bộ và Tây Nguyên: có mưa. → Trung Bộ và Tây Bắc: phơn khô, nóng. • Giữa và cuối mùa hạ: ✔ Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. ✔ Ảnh hưởng: → Cả nước có mưa lớn và kéo dài. • Miền Bắc: gió thổi theo hướng đông nam. - Khí hậu: thất thường, biến động mạnh. |
PHIẾU HỌC TẬP GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG
Nhóm: ……………
1. Dựa vào hình 6.1 – SGK tr.15, hãy: - Cho biết thời gian hoạt động của gió mùa mùa đông. ………………………………………………………………………………………… - Xác định hướng gió thổi vào mùa đông. ………………………………………………………………………………………… - Phạm vi hoạt động chủ yếu của gió mùa mùa đông: ………………………………………………………………………………………… - Trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta dưới ảnh hưởng của gió mùa mùa đông theo bảng gợi ý dưới đây.
2. Em hãy điền Đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào ◻ ở cuối các câu dưới đây. Nếu thông tin sai hãy sửa lại cho đúng. a. Gió mùa mùa đông bị chặn lại tại dãy núi Bạch Mã. ◻ (Đ) Sửa lại: ………………………………………………………………………………… b. Miền Bắc có mưa phùn vào nửa đầu mùa đông. ◻ (S) Sửa lại: ………………………………………………………………………………… (Miền Bắc có mưa phùn vào nửa sau mùa đông.) c. Duyên hải miền Trung có Tín phong chiếm ưu thế gây mưa nhiều. ◻ (Đ) Sửa lại: ………………………………………………………………………………… d. Nam Bộ và Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông. ◻ (S) Sửa lại: ………………………………………………………………………………… (Nam Bộ và Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong .) |
.......................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức 2024 cả năm chuẩn
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức file word cả năm
Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo 2024 (bài 9, 24)
Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức 2024 cả năm
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức 2024 (kì 1)
Giáo án Mĩ thuật 11 Kết nối tri thức 2023-2024
Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo 2024 cả năm file word
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(Siêu hay) Top 5 Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
-
Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 có đáp án (Đủ 35 Tuần)
-
Top 60 Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích ngắn gọn lớp 6
-
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
-
Top 6 bài cảm nhận nhân vật bé Thu
-
Phân phối chương trình Sinh học 11 Kết nối tri thức
-
Top 18 mẫu Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu hay
-
Biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
-
Tác giả tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
-
Đề thi Học kì 2 Tin học 4 Cánh Diều năm 2024 (có đáp án, ma trận)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Bài 2 trang 90 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Phân tích một đoạn thơ trích từ Truyện Kiều hoặc Truyện Lục Vân Tiên
Giáo án Tiếng việt lớp 1 buổi 2 sách Cánh Diều học kì II
Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Trọn bộ cả năm)
Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do?
Làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành