Giáo án chuyên đề Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Tải về

Giáo án chuyên đề Công nghệ 11 Kết nối tri thức file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 sách Kết nối tri thức của chuyên đề 1, 2 trong sách chuyên đề Công nghệ 11 Kết nối. Mẫu giáo án sách chuyên đề Công nghệ 11 KNTT được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề Công nghệ 11 KNTT, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Hiện tại giáo án chuyên đề Công nghệ 11 Kết nối tri thức mới có chuyên đề 1, 2. Nội dung còn thiếu sẽ được Hoatieu cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Giáo án chuyên đề 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức

CHUYÊN ĐỀ 1: DỰ ÁN NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC KĨ THUẬT CƠ KHÍ

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CƠ KHÍ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Mô tả được đặc điểm của một dự án nghiên cứu trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

- Liệt kê được một số nội dung kĩ thuật có liên quan trong thực hiện dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Biết chủ động tìm hiểu, lựa chọn các nguồn tài liệu về dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí; hứng thú tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết và ứng dụng vào giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ học tập trong quá trình khám phá kiến thức mới; Chủ động vận dụng các kiến thức, kĩ năng về các bước thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí để liên hệ thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin đóng góp ý kiến thảo luận, tích cực hợp tác nhóm để trình bày được nội dung học tập.

Năng lực riêng:

- Mô tả được đặc điểm của một dự án nghiên cứu trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

- Nêu được các bước thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

- Liệt kê được một số nội dung kĩ thuật có liên quan trong thực hiện dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí, Giáo án (kế hoạch dạy học).

- Video hoặc hình ảnh minh họa trong SGK.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí.

- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến tổng quan về dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, GV nêu ví dụ về việc bê đồ từ tầng 1 lên các tầng cao rất bất tiện và vất vả để thu hút HS vào nội dung của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và phân tích hình ảnh đề cập đến vấn đề gì, đề xuất phương án giải quyết.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các vấn đề cần giải quyết ở mỗi bức ảnh để thảo luận về các dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh 1.1 cho HS quan sát và đặt vấn đề.

Nhà em có diện tích rất nhỏ, cầu thang dốc; nhà lại không có thang máy. Để đưa những vật nặng từ tầng 1 lên các tầng cao thì bố mẹ em phải mang lên theo cầu thang bộ, bất tiện và vất vả.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Em hãy cho biết bài toán kĩ thuật ở đây là gì? Em hãy đề xuất ý tưởng để khắc phục sự bất tiện này.

Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình 1.1 và nội dung phần mở đầu, thảo luận theo nhóm đôi để tìm hiểu về vấn đề được đặt ra trong bức ảnh và đề xuất ngắn gọn ý tưởng giải quyết vấn đề này.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Tổng quan về dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hoạt động tự học của học sinh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ:

- Mô tả được đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

- Nêu được các bước thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

- Liệt kê được một số nội dung kĩ thuật có liên quan trong thực hiện dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

b. Nội dung: Tìm hiểu tổng quan dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

c. Sản phẩm học tập:

- Bảng tóm tắt đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

- Bảng tóm tắt các bước của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

- Bảng tóm tắt nội dung kĩ thuật có liên quan trong thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm HS tự tìm hiểu nội dung Bài 1 SGK trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp.

- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nội dung mục I và II (tr5,6,7 - SGK) theo nhóm để hiểu được tổng quan về dự án nghiên cứu.

- HS đọc và tìm hiểu nội dung mục III (tr7,8 - SGK) về các bước thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

- HS đọc và tìm hiểu nội dung mục IV (tr8,9 - SGK) về nội dung kĩ thuật có liên quan trong thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

- GV hướng dẫn các nhóm trình bày thông tin tìm hiểu được trên GoogleDocs, Excel, PowerPoint để GV có thể theo dõi tiến độ của các nhóm, các thành viên trong quá trình tự học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia thành các nhóm, tự tìm hiểu Bài 1 SGK trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp.

- GV định hướng, góp ý, khuyến khích các nhóm thông qua các kênh quản lí, có thể cho hai nhóm cùng tìm hiểu một nội dung rồi đánh giá để thấy ưu, nhược điểm của từng nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS có báo cáo định kì (lớp tự quy ước trong kế hoạch học tập).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ chuẩn bị bài của HS.

HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

HS chuẩn bị bài trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm của một dự án nghiên cứu trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được đặc điểm của một dự án nghiên cứu trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

b. Nội dung: HS đọc tìm hiểu nội dung trong SGK và thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV để rút ra được đặc điểm của một dự án nghiên cứu trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

c. Sản phẩm học tập:

- HS ghi được đặc điểm của một dự án nghiên cứu trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

...............................

Giáo án chuyên đề 2 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức

CHUYÊN ĐỀ 2: VẼ VÀ THIẾT KẾ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY TÍNH

BÀI 5: CAD/CAM – CNC TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Trình bày được vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ học tập, khai thác tài liệu để khám phá kiến thức mới về CAD/ CAM – CNC và các công nghệ liên quan.

+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học về CAD/ CAM – CNC vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin đóng góp ý kiến thảo luận, tích cực hợp tác nhóm để trình bày được nội dung học tập.

Năng lực riêng:

- Trình bày được khái niệm, vai trò, hình thức tồn tại và sản phẩm đặc trưng của CAD, CAM và CNC.

- Trình bày và phân tích được vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí, Giáo án (kế hoạch dạy học).

- Tài liệu, hình ảnh hoặc video minh hoạ về sản phẩm, tính năng hoạt động, sự hỗ trợ của CAD, CAM và CNC trong quá trình sản xuất cơ khí.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí

- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò và chức năng của CAD/CAM - CNC trong sản xuất cơ khí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này:

- Khơi gợi được sự tò mò của HS về CAD/CAM và CNC.

- Khai thác những hiểu biết ban đầu của HS về CAD/CAM và CNC, dẫn dắt tới nhu cầu tìm hiểu và tham gia học tập chuyên đề công nghệ CAD/CAM – CNC, vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí và đời sống.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình vẽ và chỉ ra những chỗ khó thực hiện nếu vẽ bản vẽ bằng tay.

c. Sản phẩm:

- Bảng tóm tắt hiểu biết của HS về CAD/CAM và CNC

- Danh sách chia nhóm học tập.

- Kế hoạch học tập của lớp và nội dung học tập giao cho các nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 5.1 và trả lời câu hỏi dẫn nhập:

Giáo án chuyên đề 2 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức

Quan sát các hình 5.1a và 5.1b, cho biết công việc được thực hiện như thế nào. Ưu và nhược điểm của từng công việc thực hiện trong mỗi hình là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 5.1a và 5.1b, thảo luận theo cặp đôi để tìm hiểu về ưu nhược điểm từng công việc thực hiện trong mỗi hình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Gợi ý trả lời

+ Hình 5.1a: Người thợ chạm khắc tranh gỗ thủ công sử dụng các dụng cụ chạm khắc thông dụng. Phương pháp này có đặc điểm rất mất thời gian, kém chính xác và phụ thuộc vào tay nghề người thợ.

+ Hình 5.1b: Chạm khắc tranh gỗ sử dụng máy CNC. Phương pháp này có độ chính xác và năng suất cao.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận phần trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, để tạo ra các sản phẩm công nghiệp thì cần có quá trình thiết kế và quá trình chế tạo sản phẩm, quá trình này có thể thực hiện thủ công (năng suất thấp, kém chính xác) hoặc thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ CNC với năng suất và độ chính xác cao. Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời cho các câu hỏi: "CAD/CAM – CNC là gì? CAD/CAM – CNC có vai trò và chức năng như thế nào trong sản xuất cơ khí?" Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài học đầu tiên trong chuyên đề - Bài 5: CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hoạt động tự học của học sinh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm, vai trò, hình thức tồn tại và sản phẩm đặc trưng của CAD, CAM và CNC.

- HS trình bày được vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí.

b. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động theo nội dung SGK và hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của và chức năng của CAD/CAM – CNC trong sản xuất cơ khí.

c. Sản phẩm:

- Bảng tóm tắt thuật ngữ CAD, CAM và CNC

- Bảng tóm tắt hình thức tồn tại và một số sản phẩm tương ứng của CAD, CAM và CNC.

- Bảng tóm tắt vai trò và chức năng của CAD/CAM – CNC trong từng công đoạn của quá trình sản xuất cơ khí.

...............................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 3
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm